7 sinh vật huyền thoại tưởng chỉ có ở phim ảnh nhưng lại từng làm mưa làm gió Trái đất trong quá khứ

  •  
  • 2.736

Bạn có tin rằng một con vẹt cũng có thể săn cừu không? Và nhờ ngoại hình khổng lồ, chúng trông không khác gì quái vật với đôi cánh sau lưng. Hay bạn có biết thú mỏ vịt từng bị nghi ngờ là không có thật và người ta còn tin chúng là hải ly được gắn thêm mỏ vào... Từ xưa đến nay, những loài động vật luôn khiến chúng ta tò mò về hình hài của chúng trước kia, trong những câu chuyện thần thoại mà vẫn thường được nghe.

Dưới đây là một số thần thoại như thế cùng lý giải cho vẻ ngoài thực sự của chúng.

Kraken - Quái vật mực khổng lồ

Có vô vàn huyền thoại và truyện truyền miệng về những con kraken, trong tiểu thuyết được viết bởi Lovecraft cũng từng xuất hiện sinh vật tương tự hay cả thần thoại Scandinavia nữa. Loài quái thú được mô tả có ngoại hình giống con mực khổng lồ, có thể dùng xúc tu quấn chặt và lôi những con tàu xuống đáy biển sâu.

Tuy nhiên, nguyên mẫu giống quái thú này nhất được cho là loài mực khổng lồ Architeuthis, được biết tới là loài mực lớn nhất trên thế giới với chiều dài lên tới 10 - 13m.

Quái vật lông lá bí ẩn - gorilla

Ngoài truyện thần thoại mà con người truyền miệng thì một vài khảo sát cũng cho biết nhiều binh lính cũng từng bắt gặp quái vật lông lá bí ẩn.

Nhưng đó chỉ là truyền miệng, nhiều ý kiến tin rằng con quái vật lông lá này được nhà truyền giáo Thomas Staughton Savage và nhà tự nhiên học Jeffries Wyman mô tả lần đầu tiên trong báo cáo khoa học năm 1847. Và khi đó, họ gọi sinh vật này là "gorilla" hay còn có nghĩa là "bộ tộc lông lá".

Loài kỳ nhông sống trong lửa - kỳ nhông lửa

Từ xa xưa đã có rất nhiều truyền thuyết xung quanh loài kỳ nhông. Kể từ thời cổ đại, loài vật này đã được liên tưởng tới sức mạnh của lửa. Các triết gia Hy Lạp cổ đại và các nhà giả kim thời Trung Cổ đã tạo ra vô số truyền thuyết liên quan đến loài vật này nhưng người ta vẫn không rõ bằng cách nào mà chúng lại xuất hiện được ở bên trong ngọn lửa.

Thật ra, mọi chuyện khá đơn giản và có thể lý giải như sau: loài kỳ nhông thường được nhìn thấy trong đống lửa là vì thân cây là nơi ẩn nấp của lũ kỳ nhông và khi con người ném các thân cây vào ngọn lửa, chúng sẽ cố thoát ra ngoài nên ai cũng nhìn thấy chúng xuất hiện trong đống lửa.

Loài chim khổng lồ Roc - Aepyornis

Roc được biết tới là loài chim voi, chúng lần đầu xuất hiện trong truyện cổ tích của Ả Rập và thần thoại do thủy thủ kể với nhau. Loài chim được mô tả là một sinh vật khổng lồ, đủ sức cắp một con voi. Nhiều người tin rằng chúng từng sống ở Trung Quốc nhưng người Trung Quốc lại nghĩ loài chim này đến từ Madagascar.

Nhưng tại sao lại là Madagascar? Bởi vì trước thế kỷ 17, từng có loài chim lớn Aepyornis sống trên hòn đảo này. Chúng có thể nặng tới hơn 961kg và những du khách Ả Rập có thể nghĩ chúng là loài chim Roc trong truyền thuyết.

Kỳ lân - loài tê giác Elasmotherium

Tê giác Elasmotherium đã tuyệt chủng nhưng chúng có ngoại hình không khác mấy so với loài tê giác hiện đại, chỉ có điều chúng lớn hơn rất nhiều, cân nặng có thể lên tới 5 tấn. Nhiều nhà khoa học tin rằng chúng là nguyên mẫu của loài kỳ lân và có thể con người đã từng sinh sống cùng với loài động vật này.

Loài sói hoang dã khổng lồ - sói

Nếu bạn từng xem Trò Chơi Vương Quyền, chắc chắn sẽ ấn tượng với những con sói của nhà Stark nhưng chúng không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nguyên mẫu của những con sói này được cho là sói dữ Canis dirus, loài thú săn mồi từng sống ở Bắc Mỹ vào khoảng 9.500 tới 125.000 trước.

Nàng tiên cá - lợn biển

Những mỹ nhân ngư hay nàng tiên cá có lẽ là không còn xa lạ với tuổi thơ của nhiều người nữa, chúng xuất hiện khi con người biết căng buồm ra khơi. Nhiều thủy thủ mô tả sinh vật này có nửa trên là một người phụ nữ nhưng bên dưới lại là cá.

Tuy nhiên dù có tìm hiểu thế nào thì nhiều người vẫn cho rằng mỹ nhân ngư trong truyền thuyết chính là loài lợn biển - loài vật khá thân thiện và có tính tò mò, khác với các mỹ nhân ngư dùng tiếng hát dụ dỗ thủy thủ thì loài lợn biển khá thân thiện và chúng chỉ ăn thực vật.

Cập nhật: 28/10/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc
  • 2.736