8 nghiên cứu về trí thông minh giúp khám phá những bí ẩn của trí tuệ

  •  
  • 14.380

Một số người cho rằng quan điểm về trí thông minh như một thứ đơn nhất là một điều hoang đường.

>>> Các phương pháp "không ai ngờ" giúp não bộ thông thái

1. Điều hoang đường về một trí thông minh đơn nhất

Theo một nghiên cứu gần đây với hơn 100,000 người tham gia, IQ thực sự được tạo nên từ 3 thành phần (Hampshire et al., 2012).

Phân tích các kết quả, họ phát hiện thấy IQ phân thành yếu tố trí nhớ ngắn hạn, lập luận và lời nói.

Nói cách khác: một số người có thể có trí nhớ ngắn hạn mạnh mẽ nhưng là những người lập luận kém. Hoặc: một số người giỏi về ngôn ngữ nhưng có trí nhớ ngắn hạn kém.

Trí thông minh tổng thể của bạn là một kết quả của 3 tiểu hệ thống đó hoạt động như thế nào – và chúng có thể không có mức độ giống nhau.

2. Trí thông minh có liên quan đến bệnh tâm thần

Là người thông minh không phải lúc nào cũng tốt.

Các nghiên cứu chỉ ra một sự liên kết giữa trí thông minh và bệnh tâm thần có thể phải quay về lại với lịch sử tiến hóa của chúng ta.

Trí tuệ cao của “người thông minh” ban đầu là một kết quả của những đột biến gene. Tuy nhiên, cái giá của những đột biến gen đó có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần (Nithianantharajah et al., 2012).

Bộ não con người có thể là vật phức tạp và cao cấp nhất trong vũ trụ, nhưng một số người phải trả cái giá đắt cho món quà này.

3. Những người thông minh có thể vượt qua cái nghèo trong cuộc sống

Trí tuệ giúp bạn thăng tiến, nhưng điều gì xảy ra nếu bạn là người thông minh và ở thế bất lợi? Liệu hoàn cảnh sống của bạn sẽ ngăn không cho bạn thành công?

Một nghiên cứu với 12,868 người Mĩ phát hiện thấy một nền tảng tốt hơn giúp con người bắt đầu với một công việc tốt hơn, thì chính trí thông minh giúp họ có sự tiến bộ từ đó (Ganzach, 2011).

Yoav Ganzach giải thích:

“Gia đình có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp của bạn và bạn có một lợi thế, nhưng nó không giúp bạn tiến bộ. Và một khi bạn bắt đầu làm việc, bạn có thể đi đến bất cứ nơi nào mà những năng lực của bạn đưa bạn đi".

8 nghiên cứu về trí thông minh giúp khám phá những bí ẩn của trí tuệ

4. Thông minh nhưng hay lo lắng

Người ta nói rằng ngu dốt là hạnh phúc. Đó là vì người có trí tuệ cao có xu hướng lo lắng nhiều hơn những người có trí tuệ vừa phải.

Quả thật, sự lo lắng có thể đã cùng tiến hóa với trí thông minh – lo lắng có thể đem lại cho con người thời nguyên thủy một lợi ích sinh tồn trong lịch sử cổ đại (Coplan et al., 2012).

Thật đáng tiếc nó lại khiến người thông minh mắc phải những bệnh rối loạn lo lắng ở mức độ cao hơn.

5. Những ý tưởng mới

Những người thông minh hơn có nhiều khả năng nghĩ ra những ý tưởng mới.

Về mặt lịch sử, nó có thể có nghĩa là từ chối sự mê tín và tìm thấy những cách thức mới để tổ chức xã hội.

Một nghiên cứu cho rằng điều này giải thích tại sao những người thông minh hơn có nhiều khả năng là người vô thần và là người theo chủ nghĩa tự do chính trị (Kanazawa et al., 2010).

Nghiên cứu này phát hiện thấy những người trưởng thành trẻ tuổi mô tả bản thân họ là người "rất bảo thủ" có IQ trung bình là 95, còn những người mô tả bản thân họ là "rất tự do" có IQ trung bình là 106.

6. Động cơ hành động có thể đánh bại IQ

Dù trí thông minh có thể là một tài sản tuyệt vời mà chúng ta có thì nó cũng không đảm bảo cho sự thành công.

Lấy ví dụ về toán học, sự thật là trí thông minh sẽ đem đến cho bạn một sự khởi đầu tốt, nhưng để đạt được thành tựu thực sự thì bạn phải có động lực.

Một nghiên cứu Đức với 3,520 trẻ em phát hiện thấy sau khi chúng bắt đầu học toán thì trí thông minh của chúng trở nên ít quan trọng so với động lực học tập để thành công của chúng và chúng học toán nhiều như thế nào (Murayama et al., 2012).

7.Người thông minh đi ngủ muộn hơn

Bằng chứng được công bố cho thấy những người thông minh hơn có xu hướng đi ngủ muộn hơn và dậy trễ hơn (Kanazawa & Perina, 2009).

Nghiên cứu kiểm tra những thói quen đi ngủ của 20,745 thanh niên Mĩ và phát hiện thấy vào các ngày trong tuần, người "rất đần" đi ngủ trung bình lúc 11:41 và thức dậy lúc 7:20.

Ngược lại, người "rất thông minh" đi ngủ lúc 12:29 và thức dậy lúc 7:52. Vào cuối tuần, những sự khác biệt thậm chí còn rõ ràng hơn.

8. Những xã hội thông minh hơn thì hạnh phúc hơn

Người thông minh hơn thì hạnh phúc hơn? Nhìn chung, có lẽ không.

Các nghiên cứu đã tìm kiếm một sự liên quan giữa con người cảm thấy hạnh phúc như thế nào và họ thông minh như thế nào, và hầu như không tìm thấy mối liên quan (e.g. Veenhoven & Choi, 2012).

Tuy nhiên, khi bạn nhìn vào các quốc gia, về trung bình thì những quốc gia thông minh hơn thì cũng hạnh phúc hơn.

Như vậy, trí thông minh có thể không đem lại lợi ích hạnh phúc cá nhân cho người đó, nhưng nó có thể góp phần vào hạnh phúc của mọi người.

Theo Tinh Tế
  • 14.380