"Ai đó ở Đông Á" đang phá hủy tầng Ozone của Trái đất bằng hóa chất cấm

  •  
  • 3.686

Các nhà khoa học cho rằng một khu vực bí ẩn nào đó ở Đông Á là nguyên nhân của việc gia tăng chất CFC gây ảnh hưởng đến tầng ozone trong thời gian gần đây.

Theo Business Insider, Chlorofluorocarbon, thường được gọi theo tên viết tắt là CFC, là một hợp chất hữu cơ chứa carbon, clo và flo. Nó góp phần vào sự suy giảm ozone trong tầng khí quyển cao, và các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân đến từ một nguồn không xác định ở Đông Á. Thông tin này đến từ một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 16 tháng 5.

CFC là một chất thường được ứng dụng vào trong các thiết bị làm lạnh trước khi bị cấm: tủ lạnh, điều hòa,... Chúng được sử dụng rộng rãi bởi vì chúng được kiểm soát dễ dàng và là một chất chống cháy tuyệt vời.

Chất cấm CFC góp phần vào sự suy giảm ozone trong tầng khí quyển cao.
Chất cấm CFC góp phần vào sự suy giảm ozone trong tầng khí quyển cao.

Nhưng cuối những năm 1980, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng CFC đang tạo ra một lỗ hổng trên tần ozone của Trái Đất, đặc biệt là ở khu vực Nam Cực. Vào ngày 2 tháng 3 năm 1989, 12 nước châu Âu cam kết cấm tất cả việc sản xuất CFC và sau đó thỏa thuận này được gọi là Nghị định thư Montreal.

Theo dự tính, đến năm 2010, việc sản xuất CFC trên thế giới sẽ chấm dứt. Tất nhiên, điều này sẽ làm tăng giá CFC trên thị trường chợ đen, vì vậy nó không bao giờ có hiệu quả 100%.

Tỷ lệ phát thải CFC giảm đáng kể cho đến năm 2012 (giảm đột ngột khoảng 50%).

Nghiên cứu của Nature phát hiện ra rằng lượng khí thải CFC-11 đã bắt đầu tăng trở lại. Từ năm 2014 đến năm 2016, nó đã tăng tới 25% so với mức trung bình trong khí quyển từ năm 2002 đến 2012.

Đây là biểu đồ:

Biểu đồ lượng khí thải CFC-11

Để so sánh, đây là tỷ lệ của hai CFC gây hại khác:

Tỷ lệ của hai CFC gây hại khác

Tác giả chính của nghiên cứu, người làm việc cho US National Oceanic and Atmospheric Administration cho biết: "Chúng tôi đang muốn cảnh báo cho cộng đồng toàn cầu rằng đây là những gì đang xảy ra và nó ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của tầng ozone".

Đây là lần đầu tiên lượng khí thải của một trong ba dạng tồn tại lâu dài của CFC tăng lên (kể từ thời điểm cuối những năm 1980).

CFC-11 là phiên bản được sử dụng rộng rãi nhất trong tủ lạnh, tủ đông.

Nghiên cứu trên cho biết: "Sự gia tăng phát thải CFC-11 không liên quan đến sản xuất trong quá khứ, nghĩa là nó xuất phát từ các hoạt động sản xuất mới mà chưa được thống kê".

Nhóm nghiên cứu của nó đã loại trừ CFC-11 được giải phóng khỏi sự phá hủy các tòa nhà với hệ thống cách nhiệt cũ (hệ thống này sử dụng CFC-11) vì dữ liệu không phù hợp. Và cũng không có bất kỳ sự gia tăng theo thời gian nào của các mẫu gió và điều kiện khí quyển bởi vì các phát thải khí khác không tăng lên.

Câu trả lời duy nhất chỉ đơn giản là sự gia tăng sử dụng, và bởi vì nồng độ CFC đã tăng ở Nam bán cầu nhiều hơn Bắc bán cầu, "một nơi nào đó ở Đông Á" là thủ phạm có khả năng nhất.

Nghiên cứu cho biết thêm, cần có thêm công trình để tìm ra chính xác lý do tại sao lượng phát thải CFC-11 đang gia tăng và từ đó có biện pháp để ngăn chặn hoặc hạn chế.

Tầng ozone là một lớp khí quyển trên bề mặt Trái Đất có tập trung hàm lượng ozone cao. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), lớp ozone ở tầng bình lưu bảo vệ Trái Đất chống các tia cực tím của Mặt Trời phải mất lâu hơn 5 đến 15 năm so với dự báo mới có thể phục hồi hoàn toàn.

Lớp ozone ở tầng bình lưu của Trái Đất được tạo ra bởi Mặt Trời. Phân tử ozone được cấu thành từ 3 nguyên oxy và cấu tạo này không bền vững, tuy nhiên nó cần rất nhiều năng lượng mới được tạo thành. Khi tia cực tím đến Trái Đất và va chạm với phân tử oxy, nó sẽ tách phân tử oxy thành hai nguyên tử oxy. Khi mỗi nguyên tử oxy này gặp các phân tử oxy khác, nó sẽ kết hợp lại và tạo thành một phân tử ozone. Quá trình này gọi là chu trình oxy – ozone, và nó giúp chuyển năng lượng của tia cực tím thành nhiệt năng, từ đó giúp ngăn ngừa tác dụng có hại của tia cực tím đến con người. Nếu không có Mặt trời, Trái đất sẽ không có tầng ozone, nhưng nếu không có Mặt trời, thì chúng ta cũng chẳng cần tầng ozone nữa.

Cập nhật: 23/05/2019 Theo vnreview
  • 3.686