Âm thanh gào thét giận dữ của loài ếch này đảm bảo sẽ khiến tất cả chúng ta cùng "sợ"

  •   3,73
  • 5.453

Đây là một trong những loài ếch kỳ dị và hiếm gặp nhất trên thế giới. Chúng có cách phòng vệ đặc biệt khi phát ra những âm thanh gào thét vô cùng "ghê rợn". Đảm bảo đây là âm thanh "đáng sợ" nhất mà bạn từng nghe được trên đời.

Các loài động vật trong thế giới tự nhiên hung hiểm có những bản năng khác nhau để đối phó với tình huống bị đe dọa. Như tiếng gầm gừ nhe nanh vuốt của hổ báo, âm thanh "khè lửa" của rắn, hay khả năng ngụy trang của tắc kè.

Chúng phát ra những âm thanh "ghê rợn" đến mức bạn sẽ không thể tưởng tượng được đâu.
Chúng phát ra những âm thanh "ghê rợn" đến mức bạn sẽ không thể tưởng tượng được đâu.

Với loài ếch, chúng chọn cho mình cách phản ứng là "gào thét", phát ra những tiếng kêu ồn ào đặc trưng, giống như cách hổ hay sư tử vẫn làm để đe dọa kẻ thù vậy.

Và là một thành viên của họ ếch, loài ếch mưa sa mạc (Desert Rain Frog) cũng có cách phòng vệ tương tự. Chúng phát ra những âm thanh "ghê rợn" đến mức bạn sẽ không thể tưởng tượng được đâu.

Ếch mưa sa mạc có tên khoa học là Breviceps macrops. Đây là loài ếch nhỏ, núng nính; mắt lồi, mũi ngắn, chi ngắn và chân màng.

Ếch mưa sa mạc có lớp da màu nâu vàng và thường dính cát. Đặc biệt, mặt dưới của chúng có lớp da trong suốt, từ đó có thể thấy nội tạng. Ếch mưa sa mạc đẻ trứng và trứng phát triển trực tiếp thành ếch mà không thông qua giai đoạn trung gian phát triển thành nòng nọc.

Vậy tiếng kêu của chúng như thế nào? May mắn là nhiếp ảnh gia Dean Boshoff đã đủ độ "gan dạ" để tiến đến gần, lưu lại âm thanh vô cùng "đáng sợ" này. Nếu bạn đủ can đảm thì nghe thử xem, đảm bảo bạn sẽ rất bất ngờ đấy.

Thú vị chứ? Loài ếch có âm thanh "ghê rợn" này là loài bản địa tại Namibia và Nam Phi. Chúng dành phần lớn thời gian trong ngày để trốn sâu dưới cát, hòng làm mát và giữ ẩm cho cơ thể. Chỉ khi đói, chúng mới mò ra khỏi chỗ trốn để tìm mồi (thường là côn trùng nhỏ).

Đây là một trong những loài ếch đang trong trạng thái nguy cấp, được ghi vào trong Sách đỏ của IUCN. Nguyên do là vì con người đã và đang liên tục phá hủy môi trường sống của chúng bằng việc mở đường và khai thác kim cương.

Cập nhật: 09/07/2024 Theo helino/kienthuc
  • 3,73
  • 5.453