Australia tái tạo được virus Vũ Hán, bước đột phá giúp chế vaccine

Các nhà khoa học Australia cho biết đã tái tạo thành công virus corona gây ra dịch viêm phổi đang hoành hành, tạo ra bước đột phá trong cuộc chạy đua chế tạo vaccine.

Theo ABC, các nhà khoa học tại Viện Lây nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne hôm 28/1 đã tái tạo thành công virus nCoV-2019, loại virus corona gây ra dịch viêm phổi đang hoành hành tại Vũ Hán và nhiều địa phương ở Trung Quốc.

Việc tái tạo thành công virus nCoV-2019 giúp các nhà khoa học có thể thử nghiệm bất cứ mẫu vaccine nào nhằm đối phó với dịch bệnh đang hoành hành. Đồng thời, các nhà khoa học cũng có thể quan sát, nghiên cứu hành vi và sự biến đổi của virus nCoV-2019 dưới các tác nhân khác nhau.

Bên cạnh đó, với kết quả vừa đạt được, các nhà khoa học có thể phát triển phương pháp kiểm tra để xác định một người có mang virus hay không trước khi người này có bất cứ triệu chứng nhiễm bệnh nào.


Tiến sĩ Mike Catton, Phó giám đốc Viện Peter Doherty. (Ảnh: ABC).

Tiến sĩ Mike Catton, Phó giám đốc Viện Peter Doherty, thông báo sẽ chia sẻ kết quả vừa đạt được với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ đó phổ biến cho các cơ sở nghiên cứu y học khắp thế giới, nhằm chạy đua với thời gian để điều chế vaccine chống lại virus nCoV-2019.

Viện Peter Doherty là cơ sở nghiên cứu duy nhất bên ngoài Trung Quốc có thể tái tạo thành công virus nCoV-2019 tới thời điểm hiện tại. Trước đó, một cơ sở nghiên cứu tại Trung Quốc đã tái tạo thành công virus nCoV-2019, nhưng từ chối chia sẻ kết quả với WHO.

Nhà chức trách Trung Quốc sáng 29/1 cho biết số người nhiễm virus corona tại nước này đã lên tới 5.496 ca, trong đó 131 bệnh nhân đã tử vong. Tổng số người nhiễm virus corona trên toàn thế giới là 5.571 ca, không có bệnh nhân nào tử vong ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Người nhiễm virus corona mới đã được báo cáo trên khắp Trung Quốc đại lục, với 125 ca tử vong ở tỉnh Hồ Bắc - nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên, và 6 tỉnh thành khác. Khoảng 3.000 người đã nhập viện ở tỉnh Hồ Bắc, với hơn 20.000 người đang được theo dõi nguy cơ mắc bệnh.

Cập nhật: 31/01/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video