Điều đáng sợ nhất trong vụ núi lửa phun trào bất thường ở Tonga

Vụ phun trào núi lửa Tonga hôm 15/1 đã phá hủy và nhấn chìm miệng núi lửa xuống dưới mực nước biển, che khuất khỏi tầm nhìn vệ tinh.

Vụ phun trào khiến các nhà khoa học đang gặp khó khăn trong việc quan sát hoạt động của núi lửa, Reuters đưa tin ngày 17/1.

Núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha'apai, nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, đã tạo ra những cơn sóng thần trên đại dương và có thể nghe thấy từ New Zealand cách đó 2.300 km.


Ảnh chụp vệ tinh núi lửa Tonga phun trào ngày 15/1.

"Mối quan tâm lúc này là chúng ta có quá ít thông tin và điều đó thật đáng sợ. Khi miệng núi lửa nằm dưới nước, chúng ta không biết chuyện gì có thể xảy ra", Janine Kripper, nhà nghiên cứu núi lửa người New Zealand, chia sẻ.

Cô cho biết thêm các thiết bị tại chỗ có thể đã bị phá hủy, và cộng đồng trong ngành đang tổng hợp những dữ liệu tốt nhất hiện có để đánh giá vụ nổ và dự đoán các hoạt động của núi lửa trong tương lai.

Vụ phun trào núi lửa Tonga ngày 15/1 mạnh đến mức vệ tinh đã chụp được những đám mây bụi khổng lồ, cùng những đợt sóng xung kích trong khí quyển phát ra từ núi lửa với vận tốc gần bằng tốc độ âm thanh.

Những bức ảnh, video cho thấy những đám mây bụi cuồn cuộn ở vùng Nam Thái Bình Dương, và những con sóng cao tràn vào bờ biển Tonga.

Hiện chưa có báo cáo chính thức về thương vong và thiệt mạng. Internet và điện thoại ở Tonga đang rất hạn chế. Đường dây liên lạc ở nhiều khu vực ven biển bị cắt đứt.

Mất liên lạc cũng khiến các đơn vị bên ngoài không thể tiếp cận với Cơ quan Dịch vụ Địa chất Tonga, nơi đang theo dõi ngọn núi lửa.

Lần gần nhất núi lửa này phun trào là vào năm 2014. Theo các chuyên gia, ngọn núi lửa đã âm ỉ trong một tháng trước khi dung nham tăng lên, đạt sức nóng 1000 độ C, gặp nước biển 20 độ, đã gây ra vụ nổ lớn và tức thời.

Các nhà khoa học cho biết tốc độ và lực của vụ nổ "kinh ngạc" đến bất thường so với việc dung nham gặp nước.

Theo nhà khí tượng học người Mỹ Chris Vagasky, miệng núi lửa sẽ tiếp tục nhả khí và các vật chất khác trong vài tuần hoặc vài tháng.

"Sẽ không có gì bất ngờ nếu có thêm những vụ phun trào, dù có thể sẽ không lớn như ngày thứ bảy (15/1)", ông Vagasky nói.

Nhiều nhà nghiên cứu núi lửa so sánh lần phun trào này với ngọn núi lửa Pinatubo ở Philippines năm 1991 - lần phun trào núi lửa lớn thứ hai trong thế kỷ 20 - đã giết chết khoảng 800 người.

Cập nhật: 19/01/2022 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video