Gần 50% con đại bàng hói Mỹ bị nhiễm độc chì mãn tính

Ở Mỹ, mùa đông là thời điểm các thợ săn hoạt động sôi nổi nhất. Giữa những cánh rừng phủ tuyết, người thợ săn sẽ bắn những con nai sừng tấm, sau đó đại bàng sẽ đến nhặt phần thừa. Chuyện không có gì nghiêm trọng nếu phần thừa này chỉ là thịt động vật nhưng không may chúng còn chứa mảnh chì từ đạn.

Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Năm (17/2) trên tạp chí Science, các nhà nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ nhiễm độc chì cao ở hai loại đại bàng phổ biến nhất nước Mỹ, đại bàng hói và đại bàng vàng, từ năm 2010 đến 2018. Phát hiện của họ cho thấy đại bàng đang ăn các mảnh chì từ đạn nằm trong xác động vật do thợ săn bỏ lại.


Tỷ lệ nhiễm độc chì ở đại bàng vàng và đại bàng đầu hói Mỹ là rất cao.

Todd Katzner, nhà sinh vật học động vật hoang dã từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ và đồng tác giả của nghiên cứu, nói với Insider: “Mỗi khi một viên đạn chì bắn trúng một con nai, nó sẽ vỡ thành nhiều mảnh. Chỉ cần một mảnh vỡ nhỏ có kích thước bằng đầu đinh ghim đã đủ để kết liễu chúa tể bầu trời”.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra máu, xương, gan và lông của hơn 1.200 con đại bàng trên khắp 38 bang tại Mỹ. Trong các mẫu đó, 47% đại bàng hói và 46% đại bàng vàng đều có dấu hiệu nhiễm độc chì mãn tính. Những con chim tiếp xúc nhiều lần hoặc mãn tính với chì có khả năng bị tổn thương cao, yếu đi khi bay, co giật hoặc tê liệt.


Đạn đồng (trái) so với đạn lõi chì (phải) trước và sau khi va chạm

Đặc biệt, nhiễm độc chì có nguy cơ cản trở sự phát triển của loài đại bàng. Theo nghiên cứu, nhiễm độc chì là nguyên nhân làm chậm sự tăng trưởng dân số hàng năm của đại bàng hói khoảng 4% và đại bàng vàng là 1%.

“Trong khoảng thời gian 20 năm, có hàng ngàn, hàng ngàn và hàng ngàn con đại bàng đang bị loại bỏ khỏi quần thể”, Katzner nói.

Hiện tại, đại bàng hói và đại bàng vàng đều không phải loài có nguy cơ tuyệt chủng. Dân số đại bàng hói của Mỹ đã tăng hơn gấp 4 lần kể từ năm 2009, từ khoảng 72.000 con lên 317.000 con. Nhưng quần thể đại bàng vàng vẫn còn tương đối nhỏ - khoảng 30.000 con - và có nguy cơ suy giảm.

“Các biện pháp nên tập trung hơn vào đại bàng vàng vì quần thể này nhỏ hơn rất nhiều, chúng đang ở trong tình trạng bấp bênh hơn”, nhà sinh vật học nói.

Các nhà khoa học đã biết về việc tiếp xúc với chì ở đại bàng trong vài thập kỷ. “Theo thời gian, số lượng đại bàng được đưa đến cơ sở phục hồi chức năng ngày càng tăng lên. Khi tiến hành chụp X-ray cho những con bị bệnh, nhóm bác sĩ phát hiện những mảnh chì trong đường tiêu hóa của chúng", Katzner cho biết.


Hình chụp X-ray của một con đại bàng hói ăn phải mảnh chì

Nhưng cho đến nghiên cứu hôm thứ 5, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định mức độ nguy hiểm hoặc mức độ phơi nhiễm chì phổ biến ở những con đại bàng Mỹ.

"Chúng tôi lấy mẫu từ Alaska xuống Florida, từ Maine đến California, vì vậy kho thông tin mẫu của chúng tôi thực sự đa dạng, giúp tăng tính tổng quát cho thí nghiệm", Vince Slabe, nhà nghiên cứu sinh vật học động vật hoang dã tại tổ chức phi lợi nhuận Bảo tồn Khoa học Toàn cầu và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Slabe cho biết những con đại bàng trưởng thành có tỷ lệ nhiễm độc chì mãn tính cao hơn những con đại bàng non. Lý do là vì chúng săn mồi thường xuyên hơn. Một số con khác bị nhiễm độc cấp tính - tình trạng tiếp xúc với hàm lượng chì cao trong thời gian ngắn. Nghiên cứu không đi sâu vào tuổi thọ của nhóm đối tượng này, nhưng đại bàng bị nhiễm độc chì cấp tính thường chết nhanh hơn đồng loại, đôi khi trước khi phát triển triệu chứng.

Nhiễm độc cấp tình đặc biệt phổ biến vào mùa đông, khi nguồn thức ăn theo mùa khác như cá, thỏ và sóc trở nên khan hiếm. Đồng thời, thói quen kiếm ăn thay đổi cũng là nguyên nhân gia tăng cơ hội tiếp xúc với chì. Đại bàng không săn mồi mà bắt đầu nhặt rác nhiều hơn. Có tới 33% đại bàng hói và 35% đại bàng vàng trong nghiên cứu có dấu hiệu nhiễm độc chì cấp tính.

Các nhà nghiên cứu cũng loại trừ khả năng bị nhiễm chì do dính phải đạn từ thợ săn. “Một số lượng nhỏ đại bàng trong nghiên cứu này đã bị bắn, nhưng tại vị trí bị bắn, chúng tôi không bao giờ lấy mẫu từ mô ở đó”, Katzner cho biết.

Slabe cùng nhiều tổ chức bảo vệ động vật hy vọng sẽ có nhiều thợ săn sẵn sàng chuyển từ đạn chì sang đạn không chì như đạn đồng để tránh gây tổn thương cho hệ sinh thái.

Cập nhật: 24/02/2022 Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video