Giới khoa học cảnh báo về biến chủng nguy hiểm hơn Omicron

Các nhà khoa học nhận định sự tiến hóa của Omicron là minh chứng cho thấy biến chủng này sẽ không phải là phiên bản cuối cùng của virus SARS-CoV-2 khiến thế giới đau đầu.

"Omicron càng lây lan nhanh thì càng có nhiều cơ hội đột biến, có khả năng dẫn đến nhiều biến chủng hơn", Bloomberg dẫn lời Leonardo Martinez, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Boston.

Mỗi người mắc bệnh là một lần tạo cơ hội cho virus đột biến. Omicron có nhiều lợi thế hơn so với các biến chủng trước đó: Lây lan nhanh hơn nhiều ngay cả ở những khu vực có khả năng miễn dịch cao từ vaccine hoặc do từng nhiễm virus.

Do đó, virus có thể tiến hóa thêm nữa do nó sẽ tiếp tục lây cho nhiều người. Các chuyên gia không biết biến chủng tiếp theo sẽ như thế nào và ảnh hưởng tới diễn biến đại dịch ra sao, nhưng họ cho rằng không có gì đảm bảo các biến chủng về sau sẽ gây ra bệnh nhẹ hơn và những loại vaccine hiện có sẽ hiệu quả.

Do Omicron gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với Delta, biến chủng này làm dấy lên hy vọng đây sẽ là khởi đầu của xu hướng virus trở nên nhẹ hơn, như cảm lạnh thông thường. Virus không lây lan mạnh nếu chúng giết chết vật chủ rất nhanh. Vậy nhưng không phải lúc nào virus cũng ít gây chết người hơn theo thời gian.


Vaccine và khẩu trang vẫn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả. (Ảnh: TNS).

Biến chủng cũng có thể đạt mục tiêu chính - tái tạo - nếu những người bị nhiễm ban đầu có các triệu chứng nhẹ, lây lan virus cho người khác, rồi sau đó bị bệnh nặng, tiến sĩ Stuart Campbell Ray - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins giải thích.

Với cả Omicron và Delta đang lưu hành, nhiều người có khả năng bị lây nhiễm kép - tình huống mà ông Ray gọi là Frankenvariants - "con lai" với đặc điểm của cả hai biến chủng.

Để hạn chế sự xuất hiện của các biến chủng, các nhà khoa học nhấn mạnh cần tiếp tục thực hiện biện pháp y tế công cộng như đeo khẩu trang và tiêm phòng. Họ nhận định Covid-19 sẽ không trở thành bệnh đặc hiệu, giống như bệnh cúm, chừng nào tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu vẫn ở mức thấp như hiện tại.

Trong khi đó, các biến chủng mới xuất hiện là điều không thể tránh khỏi, theo Louis Mansky, giám đốc Viện Viro học phân tử tại Đại học Minnesota. Với rất nhiều người chưa được chủng ngừa, ông khẳng định virus SARS-CoV-2 vẫn là "thứ nắm quyền kiểm soát những gì đang xảy ra".

Cập nhật: 18/01/2022 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video