Khả năng bám dính tế bào của virus SARS-CoV-2 mạnh hơn SARS 1.000 lần

Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng chủng virus corona mới, SARS-CoV-2 có khả năng bám vào tế bào mạnh gấp 1.000 lần so với virus SARS.

Phát hiện giúp tìm hiểu con đường lây lan của SARS-CoV-2 cũng như nguồn gốc và cách đối phó với chủng virus mới này.

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, khi xâm nhập vào cơ thể người, virus SARS tìm cách liên kết với 1 protein gọi là ACE2 trên màng tế bào. SARS-CoV-2 mang theo cấu trúc gen giống SARS tới 80% nên cách thâm nhập cũng tương tự.


Nghiên cứu mới cho thấy SARS-CoV-2 dễ bám vào tế bào gấp 1.000 lần so với virus SARS. (Ảnh: Flickr).

Tuy nhiên, protein ACE2 không tồn tại với số lượng lớn ở người khỏe mạnh, điều này khiến dịch SARS chỉ lây lan với quy mô 8.000 ca nhiễm trước khi bị kiểm soát.

Với các loại virus có khả năng lây nhiễm cao như HIV và Ebola, chúng nhắm mục tiêu vào một loại enzyme được gọi là furin. Furin hoạt động như một chất kích hoạt protein trong người.

Khi phân tích trình tự gen của SARS-CoV-2, Giáo sư Ruan Jishou tới từ Đại học Nam Khai (Thiên Tân, Trung Quốc) phát hiện thấy một đoạn gen đột biến không tồn tại trong SARS nhưng giống với các biến thể tìm thấy trong HIV và Ebola.

Ông Ruan tin rằng điều này cho thấy cơ chế lây lan của SARS-CoV-2 có những điểm khác biệt so với virus SARS.

Cụ thể, các đoạn gen đột biến tạo ra cấu trúc chẻ trong protein gai của SARS-CoV-2. Tiếp đó, virus tận dụng phần gai của protein để bám vào các tế bào. Tuy nhiên, do các protein này ở trong thái không hoạt động, cấu trúc chẻ sẽ tìm cách đánh lừa furin để nó kích hoạt protein gai, tạo ra điều tiếp xúc giữa virus và màng tế bào.

Cách thức liên kết này được cho là có hiệu quả hơn từ 100-1.000 lần so với cách SARS xâm nhập vào cơ thể.

Giáo sư Li Hua và các cộng sự tới từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán đồng tình với kết luận của ông Ruan về loại đột gen kỳ quái trên SARS-CoV-2.

Theo Li, biến thể không thể tìm thấy SARS, MERS này là lý do giải thích vì sao SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm hơn các virus corona khác.

Nghiên cứu của nhà khoa học Pháp Etiene Decroly tại Đại học Aix-Marseille cũng chỉ ra một cấu trúc chẻ trong protein trên SARS-CoV-2 nhưng không xuất hiện ở các loại loại virus corona khác.

Cập nhật: 28/02/2020 Theo VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video