Theo lifehack.org, khoa học đã chứng minh rằng các tay trống là người có trí thông minh vượt trội so với những người không chơi nhạc.
Không chỉ vậy, những bằng chứng còn cho thấy rằng sự thông minh này ở những người chơi trống nổi trội hơn cả trong số những người có thiên hướng âm nhạc.
Nghiên cứu hoàn thành vào tháng 7/2012 sẽ phân tích thêm về vấn đề này.
Những người tham gia được nghe nhạc do máy tính tạo ra và nhạc được tạo nên bởi nhịp trống thật. Âm nhạc do các tay trống thực sự tạo ra có sự khác biệt hơn, làm hài lòng người nghe hơn so với âm nhạc của máy tính.
Các nhà khoa học muốn tìm hiểu xem máy tính có thể tái tạo lại những khác biệt nhỏ do con người tạo ra bằng thuật toán hay không. Điều này sẽ "nhân hóa" nhịp điệu do máy tạo ra. Để thu thập được dữ liệu, một tay trống đến từ Ghana đã được thu âm vào thập kỷ 50 của thế kỷ 20. Các nhà khoa học đã đặt một máy đếm nhịp và để cho người chơi trống chơi theo nhịp của máy.
Kết quả cho thấy rằng thỉnh thoảng tay trống sẽ bị lệch nhịp một khoảng rất nhỏ.
Bộ đếm thời gian và trí nhớ dành cho nhịp điệu không tồn tại trong họ.
Thí nghiệm cho thấy rằng, nếu tay trống chơi một nhịp hơi nhanh hơn so với máy tạo nhịp, nhịp tiếp theo nhiều khả năng cũng sẽ được chơi nhanh hơn một chút. Sự sai lệch này kéo dài khoảng vài phút.
Cần lưu ý rằng sự chênh lệch này là rất nhỏ, có lẽ còn ít hơn thời gian đập cánh của một con chuồn chuồn. Như vậy có nghĩa là não bộ của người nghệ sỹ dường như có khả năng nhận ra sự sai lệch đó và tiếp tục nó như một dạng nhịp điệu cho tới khi bản nhạc kết thúc. Họ sẽ kéo dài nhịp điệu này trong một khoảng thời gian thay vì dừng lại và sửa về nhịp của máy.
Nói ngắn gọn, não bộ của nghệ sỹ có khả năng đếm thời gian mà không cần khớp với máy tạo nhịp. Điều này cho thấy khả năng tách riêng nhiệm vụ này và tách riêng nhịp do người chơi trống tạo ra. Họ không cần phải dừng lại và khởi động lại từ đầu như những người không có cảm nhận về nhịp điệu. Khả năng đếm thời gian và nhẹ nhàng điều chỉnh này có nghĩa là họ có một loại trí thông minh mà những người khác không có.
Tương quan phạm vi lớn cũng xuất hiện trong những nhịp điệu phức tạp hơn, trong ca hát, nhạc pop và nhạc cổ điển. Những điều được tạo ra bởi tay, chân hoặc giọng hát đều có những sai lệch nhỏ so với nhịp điệu chung. Điều này có nghĩa là có những sai lệch nhỏ xảy ra trong bài hát. Những sai sót này thực chất lại thu hút được người nghe theo cách mà các nhà khoa học có thể tái hiện lại trên máy tính.
Vậy những người không có cảm nhận về nhịp điệu thì sao? Không có gì lạ khi sự tương quan khoảng rộng mà các tay trống và nghệ sỹ sử dụng để thu hút thính giả không xuất hiện ở những người không có cảm nhận về nhịp điệu. Bộ đếm thời gian và trí nhớ dành cho nhịp điệu không tồn tại trong họ. Vậy cũng có nghĩa là sự chính xác của những tay trống và nghệ sỹ nói chung chỉ là một giấc mơ xa vời đối với những người cảm nhận nhịp điệu kém.
Các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra quy luật toán học mà người nghệ sỹ tự động có được khi họ tự mình tạo ra nhịp điệu.