Người phụ nữ đầu tiên sinh con nhờ cấy ghép tử cung bằng robot

Bé trai nặng 2,9kg, khỏe mạnh chào đời ở Thụy Điển nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF).

Tháng 10/2017 người phụ nữ giấu tên được các bác sĩ bệnh viện Đại học Sahlgrenska dùng robot để thực hiện cấy ghép tử cung vào cơ thể. Mười tháng sau, bác sĩ thụ tinh ống nghiệm thành công tạo ra một phôi thai đưa vào tử cung của cô. Siêu âm ban đầu, thai nhi không bị biến chứng. Sau 36 tuần thai, bé trai được sinh mổ chào đời khỏe mạnh, nặng 2,9 kg.

Đây là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới sinh con khỏe mạnh nhờ cấy ghép tử cung bằng robot.


Em bé sinh ra khỏe mạnh, nặng 2,9kg. (Ảnh: Ibex New 24).

Bác sĩ Pernilla Dahm-Kähler, người thực hiện ca ghép tử cung, chia sẻ: "Thật là điều tuyệt vời. Đứa trẻ sinh ra chắc chắn sẽ rất đặc biệt".

Giáo sư Mats Brännström, trưởng ê kíp cấy ghép cho biết lần đầu tiên thế giới kỹ thuật cấy ghép bằng robot ít xâm lấn thực hiện được. Đây là bước tiến quan trọng để phát triển công nghệ này.

Trên thế giới, hiện có 15 em bé sinh ra từ tử cung được cấy ghép, trong đó 9 bé chào đời ở Thụy Điển. Có 5 phụ nữ được cấy ghép tử cung bằng robot nhưng không ai trong số họ mang thai. Đây là lần đầu tiên một em bé được sinh ra nhờ ghép tử cung sử dụng robot này.

Trong ca cấy ghép tử cung, robot được điều khiển bởi hai bác sĩ. Họ sử dụng cần điều khiển chuyển động của cánh tay robot chính xác đến từng milimet, tạo ra những lỗ hở rất hẹp trên cơ thể người hiến. Cách này người hiến tử cung mất ít máu, ít sẹo, ít thời gian nằm viện. Các vết cắt của bác sĩ trong phương pháp mổ thông thường, lỗ hở sẽ lớn hơn nhiều.

Tử cung từ người hiến được cấy vào cơ thể người nhận bằng một quy trình được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật. Giai đoạn này không có sự tham gia của robot.


Bác sĩ điều khiển robot từ xa để lấy tử cung ra khỏi cơ thể người hiến. (Ảnh: MSN).

Các nhà khoa học cho biết, kỹ thuật cấy ghép tử cung bằng robot có tiềm năng lớn để phát triển. Công đoạn bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ tử cung người hiến bằng robot, cấy ghép tử cung vào bệnh nhân bằng phẫu thuật truyền thống, sau đó thụ tinh nhân tạo để mang thai. Tuy nhiên hiện nay số người hiến tạng còn hiếm và hầu hết phụ nữ chỉ hiến tử cung của mình để cấy ghép cho người thân.

Cập nhật: 11/04/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video