Sự giống nhau giữa người nghiện tình dục và nghiện ma túy

Nghiên cứu mới đã chỉ ra, hoạt động não của người nghiện ma túy và người nghiện tình dục có điểm giống nhau.

Để đưa ra được kết luận này, tiến sĩ Valerie Voon cùng đồng nghiệp đến từ ĐH Cambridge đã tiến hành cuộc thử nghiệm với 19 người nghiện tình dục nam và 19 người khỏe mạnh.

Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu xem một loạt video ngắn có nội dung bình thường - khiêu dâm - thể thao.

Trong khi xem phim, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành theo dõi hoạt động não bộ của họ theo phương pháp chụp cộng hưởng từ (fMRI).

Kết quả nghiên cứu chỉ ra, ba vùng của não gồm phần bụng thể vân, hạch hạnh nhân và phần trước hồi đai có sự tăng cường hoạt động, tương tự như não của người nghiện ma túy.

Phần bụng thể vân và phần trước hồi đai tham gia vào việc dự đoán, trong khi hạch hạnh nhân giúp thiết lập chuỗi sự kiện và cảm xúc. Người tham gia cũng được yêu cầu đánh giá mức độ ham muốn tình dục sau khi họ xem xong các đoạn video.

Các chuyên gia nhận thấy, những người nghiện tình dục có mức độ ham muốn cao đối với những video khiêu dâm hơn là chỉ xem hình ảnh. Tương tự như vậy, người nghiện ma túy có hành vi tìm kiếm ma túy vì họ muốn thay vì sử dụng các chất kích thích khác như rượu, bia...

Tiến sĩ Valerie Voon cho biết: "Phát hiện này sẽ giúp chúng tôi hiểu hơn về tình trạng bệnh của những người mắc chứng nghiện tình dục. Bởi lẽ, những người mắc chứng nghiện tình dục thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi tình dục. Điều này đã gây tác động đáng kể đến cuộc sống và các mối quan hệ của họ".

Tiến sĩ John Williams - trưởng khoa học thần kinh và sức khỏe tâm thần Viện Wellcome Trust nói thêm: ''Hành vi cưỡng hiếp, xem phim khiêu dâm quá độ, chơi cờ bạc đang ngày càng trở nên phổ biến.

Nghiên cứu này đưa chúng ta tiến một bước xa hơn để hiểu lý do tại sao những hành vi này lại lặp đi lặp lại. Qua đó giúp những nhà nghiên cứu giải quyết tình trạng nghiện tình dục, lạm dụng thuốc và đưa ra phương pháp tối ưu để phá vỡ chu kỳ này".

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLoS ONE.

Cập nhật: 26/04/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video