Tia cực tím từ mặt trời gây phá hủy DNA

Thậm chí khi không có ánh nắng thì các tác động của tia tử ngoại (hay còn gọi là tia UV) từ mặt trời có thể gây ra những hậu quả chết người, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y học Quốc gia ở Duarte, Calif cho biết rằng, tia UVB có hại cho làn da nhiều hơn bởi vì cơ thể ít khả năng phục hồi sự phá hủy DNA (viết tắt của tiếng Anh deoxyribonucleic acid) do tia UVB gây ra hơn là sự phá hủy do tia UVA gây ra.

Các nhà khoa học đã phơi 3 bộ tế bào ra tia UVA, tia UVB và ánh sáng mặt trời được tái tạo. Họ so sánh các tế bào này với các tế bào trong nhóm đối chứng không bị phơi nắng để phân tích xem những tế bào này có thể phục hồi sự phá hủy hay không.

(Ảnh: corbis)

Cuộc nghiên cứu – được công bố trên số ra tháng 7 tạp chí Liên bang của các hiệp hội Mỹ về sinh học thí nghiệm – nhận thấy rằng, các tế bào có thể phục hồi sự phá hủy do tia UVA gây ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học và các chuyên gia y tế cảnh báo rằng, tia UVA có thể gây ra sự phá hủy nghiêm trọng, có khả năng dẫn đến ung thư da.

"Ánh sáng mặt trời gây ung thư da và tầng ozon bị thủng làm cho chúng ta tiếp xúc với các tia bức xạ cực tím nhiều hơn. Việc này cho chúng tôi biết rằng, cả tia UVA và UVB trong ánh nắng mặt trời đều gây phá hủy DNA."

Snowwhite (Theo UPI, Sở KHCN Đồng Nai)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video