Vì sao khi ốm, người ta chỉ bị tắc một bên mũi?

Khi bị ốm hay cảm cúm, chúng ta thường chỉ bị tắc một bên mũi. Điều này quả thực rất khó chịu. Tại sao lại vậy?

Tắc mũi có thể nhiều do nhiều nguyên nhân. Bệnh cấp tính, như: Cảm lạnh, nhiễm virus thông thường v.v…

Hay bệnh mãn tính như: Viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng, khối u nhỏ trong mũi, xoang làm cản trở đường lưu thông của dịch mũi, cấu trúc bất thường vùng mũi, xoang như vẹo vách ngăn mũi,…

Rối loạn cảm giác: Khiến cho người bệnh luôn thấy nghẹt mũi dù thực ra không có tắc nghẽn trong đường thở.


Thực ra bạn luôn thở bằng một bên mũi mạnh hơn.

Để hiểu vì sao chúng ta chỉ bị tắc một bên mũi, mà không phải là cả hai bên thì trước tiên phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của mũi.

Mặc dù bạn không cố tình nhưng thực ra bạn luôn thở bằng một bên mũi mạnh hơn. Cả ngày, hai lỗ mũi cứ thay nhau thở mạnh hơn chứ không cân bằng.

Quá trình này do hệ thần kinh điều khiển tự động nhịp nhàng, giống như điều khiển tự động các bộ phận khác trong cơ thể, như: Hệ tiêu hóa và tim đập.

Hệ thần kinh điều khiển mũi theo chu kỳ để tác động vào từng bên mũi. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, chu kỳ mũi diễn ra vài lần trong ngay mà chúng ta chỉ nhận ra khi bị ốm. Tim bơm màu chảy khắp trong cơ thể chúng ta, với mũi thì lại khác.

Lượng máu chảy dồn vào một bên mũi gây tắc nghẽn trong khoảng 3 đến 6 giờ mới chảy sang được lỗ mũi bên kia. Nên mũi mở lỗ bên này thì tự đóng lại lỗ bên kia.

Máu bị tắc nghẽn càng nhiều khi bạn nằm nghiêng đầu về phía bên đó.

Nhờ chu kỳ hoạt động này mà mũi bạn ngửi thấy mùi. Một số mùi hương phát tán nhanh trong không khí được mũi ngửi thấy được rõ hơn.

Nếu bịt một bên mũi thì bạn vẫn ngửi thấy mọi mùi hương. Việc này cũng có thể làm cho một bên mũi bị tổn thương vì luồng khí mạnh làm khô mũi và gây hại cho lông mũi có tác dụng giữ lại bụi bẩn bên ngoài bay vào.

Khi bị ốm, bạn thấy khó thở vì một bên mũi bị đóng lại nay càng bị tắc nghẽn hơn do mũi hoạt động không bình thường.

Cập nhật: 30/01/2020 Theo soha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video