Vì sao khi ốm lại nên ăn súp gà?

  •   3,84
  • 5.133

Người ta thường nói cụm từ "Súp gà cho tâm hồn", tại sao lại thế?

Súp mì gà được coi là một món ăn điều trị bệnh ở nhiều nền văn hóa, trong đó có cộng đồng người Do Thái-Mỹ và Trung Quốc, nơi y học cổ truyền khá phổ biến. Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định những tác động tích cực của súp gà, nhưng một số nghiên cứu đã xác nhận rằng nó giúp ngăn chặn tắc nghẽn đường mũi họng.

Súp gà truyền thống Trung Quốc

Súp gà giúp ngăn chặn tắc nghẽn đường mũi họng

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy con người bắt đầu sử dụng gia cầm để làm súp ngay sau khi họ phát hiện ra cách để đun sôi nước. Các bằng chứng ghi lại việc súp gà được sử dụng như một món ăn chữa bệnh xuất hiện từ thời cổ đại Trung Quốc. Trong thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, các văn bản y tế Trung Quốc tuyên bố rằng súp gà là một "món ăn có khí dương" - một món ăn nóng - cộng với thảo dược trị liệu khác nhau được thêm vào để tăng khả năng chữa trị các bệnh khác nhau.

Ở Trung Quốc, súp gà được phụ nữ sau khi mang thai và người cao tuổi dùng. những đối tượng này đều cần năng lượng của món ăn có khí dương, nó sẽ cung cấp thêm năng lượng quanh cơ thể và tiếp thêm sinh lực. Một trong những công thức nấu ăn sớm nhất cho món mì Trung Quốc, "lamian", là vào khoảng thế kỷ thứ hai. Trong văn hóa Trung Quốc, mì đại diện cho một cuộc sống trường thọ. Theo truyền thống, mì được kết hợp với súp gà để nhấn mạnh sự thịnh vượng của gia đình. Trong thời nhà Tống (960-1279), cửa hàng mì và mì gàđã trở nên phổ biến rộng rãi khắp nơi. Bí quyết làm nên món mì gà cũng đã được lan rộng đến các nước khác của châu Á.

Văn hóa người Do Thái

Văn hóa dân gian của người Do Thái về súp gà được gắn chặt với lịch sử y học châu Âu. Các thầy thuốc Hy Lạp vào thế kỉ 2 cho rằng súp gà là một cách chữa đau nửa đầu, bệnh phong, táo bón và sốt.

ác thầy thuốc Hy Lạp vào thế kỉ 2 cho rằng súp gà là một cách chữa đau nửa đầu, bệnh phong, táo bón và sốt.

Đến cuối thời Trung cổ, các triết gia Do Thái và thầy thuốc Moses Maimonides (1135-1204), đề nghị súp gà cho những người đang yếu và những bệnh nhân. Nhưng súp gà vẫn là một món ăn không phổ biến cho đến thế kỷ thứ 15. Sau thời gian đó là thời kì bùng nổ của việc chăn nuôi gà để bù đắp cho sự thiếu hụt loại thịt khác và mọi người bắt đầu ăn súp gà thường xuyên.
Tương tự truyền thống của Trung Quốc, người Do Thái có món "caldo de gayina Vieja" - nước dùng gà già - cho những người phụ nữ đã sinh con và những người bị bệnh. Họ cũng đã dùng món súp gà với cơm có tên gọi là "soupa de Kippur". Sau thế kỷ thứ 15, súp gà từ từ trở thành một món ăn truyền thống trong văn hóa Do Thái có ảnh hưởng từ nên văn hóa Đông Âu. Sau Thế chiến II, những người dân Do Thái đã phổ biến nó đến Mỹ, dẫn đến biệt danh cho nó ở Mỹ là "thuốc penicilin của người Do Thái".

Bằng chứng khoa học

Dù luôn tin rằng súp gà có đặc tính chữa bệnh, các nhà nghiên cứu đã không thể xác định chính xác điều đó.

Súp gà cũng được cho là có tác dụng làm dịu, khiến một số người cho rằng nó có thể là phương pháp chữa nhiều bệnh.

Ông Marvin Sackner vào năm 1978 đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy rằng dùng súp gà giúp giảm tắc nghẽn mũi so với uống nước nóng hoặc lạnh. Năm 1980, ông Irwin Ziment cho thấy nước dùng gà giúp tan dịch nhầy trong phổi và hiệu quả sẽ tăng khi nước dùng được tẩm gia vị. Nghiên cứu của ông đã được tiếp tục bởi Stephen Rennard vào năm 2000, người đã lập luận rằng súp gà hỗ trợ bach cầu trong việc chống virus cảm lạnh.

Nhìn chung, lượng canxi trong súp sẽ tăng lên nếu thời gian nấu kéo dài và, tùy thuộc vào thành phần, nó còn có thể có thêm tác dụng chống viêm nhẹ. Súp gà cũng được cho là có tác dụng làm dịu, khiến một số người cho rằng nó có thể là phương pháp chữa nhiều bệnh.

Cập nhật: 15/01/2018 Theo genK.vn
  • 3,84
  • 5.133