Những điều cần biết khi ăn quả sung

Lợi ích và tác hại của quả sung
  •  
  • 7.950

Ăn sung có thể phòng chống ung thư. Đó là nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học.

Trong quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như calci, phospho, kali... và một số vitamin như C, B1... có khả năng ngăn ngừa ung thư và rất tốt cho cơ thể.

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, là một vị thuốc quí và chữa được nhiều bệnh với cách làm khá đơn giản.

Sung có khả năng ngăn ngừa ung thư và rất tốt cho cơ thể.
Sung có khả năng ngăn ngừa ung thư và rất tốt cho cơ thể.

  • Ho: Sung chín tươi 50-100g gọt bỏ vỏ, nấu với cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn. Tác dụng rất hiệu quả.
  • Hen phế quản: Lấy sung tươi rửa sạch, giã nát rồi ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.
  • Táo bón: Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ. Sung chín ăn mỗi ngày 3-5 quả. Đây là bài thuốc dân gian khá hiệu nghiệm.
  • Viêm, đau khớp: Sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn. Bên cạnh đó,trong quả sung còn chứa axit amino vốn được tin là giúp tăng cường sự hoạt động tình dục và làm tăng sức chịu đựng cường độ ở mỗi người.
  • Ngừa loãng xương: Quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu. Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.
  • Ngừa ung thư và tiểu đường: Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Giảm huyết áp: Chế độ ăn nhiều muối khiến không ít người đối mặt nguy cơ bị huyết áp cao. Hiện tại, huyết áp cao đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới. Huyết áp cao sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe, trong đó làm rối loạn nồng độ kali trong máu. Trái sung lại là loại thực vật rất giàu kali. Ăn trái sung thường xuyên không chỉ giúp bổ sung chất xơ, cung cấp kali mà còn có tác dụng kiểm soát huyết áp.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Trái sung rất phù hợp cho các bữa ăn nhẹ trong ngày. Thay vì ăn các món nhiều đường và tinh bột thì mọi người có thể thay thế bằng sung. Sung chứa magiê, vitamin K2, canxi và nhiều khoáng chất khác. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ trong sung sẽ giúp người ăn cảm thấy no lâu, từ đó hỗ trợ giảm cân rất tốt. Giảm cân thành công không chỉ giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu mà còn giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Không những vậy, chất chống ô xy hóa trong sung còn giúp tế bào trong cơ thể tránh tổn hại do các gốc tự do gây ra.
  • Cải thiện tiêu hóa: Chất xơ trong sung là chất xơ hòa tan, có tác dụng kích thích lợi khuẩn trong ruột. Lợi khuẩn tăng lên không chỉ cải thiện chức năng tiêu hóa mà còn đảm bảo các chức năng sinh học khác của ruột diễn ra khỏe mạnh, theo Healthline.

Ngoài ra, từ quả sung ta có thể chế biến thành những món ăn rất ngon và bổ dưỡng như: sung kho cá, sung xanh ăn gỏi, sung muối chua đóng lọ, sung hầm chân giò...

Ăn quá nhiều quả sung có thể gây nặng bụng và đau dạ dày
Ăn quá nhiều quả sung có thể gây nặng bụng và đau dạ dày.

Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều một loại thực phẩm nào đó cũng sẽ gây phản tác dụng và quả sung không ngoại lệ. Một số tác dụng phụ ít người biết đến của quả sung:

  • Đầy bụng và đau dạ dày: Ăn quá nhiều quả sung có thể gây nặng bụng và đau dạ dày. Dù loại thực phẩm này có lợi cho người bị táo bón, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa vốn đang hoạt động bình thường.
  • Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: Mặc dù quả sung rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh về da mãn tính và u da, nó cũng có thể gây hại vì làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với tia nắng mặt trời.
  • Có hại cho gan và ruột: Quả sung có thể gây hại cho gan. Hạt của chúng sẽ làm tắc nghẽn đường ruột.
  • Giảm hấp thụ canxi: Quả sung có chứa oxalat, một hợp chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể.
  • Xuất huyết: Sung có đặc tính nóng và dễ gây chảy máu nên tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến bạn xuất huyết võng mạc, trực tràng và chảy máu âm đạo nhẹ.
  • Giảm lượng đường huyết trong máu: Quả sung làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Điều này rất giúp ích cho người mắc bệnh tiểu đường nhưng lại thực sự gây hại cho những ai bị hạ đường huyết.
  • Làm tình trạng bệnh về mật, thận... thêm nặng nề: Oxalate trong quả sung có thể gây hại cho những người đang mắc phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến túi mật và thận.

Loại quả "đắt hơn thịt" ở chợ Việt là "thuốc chống ung thư tự nhiên", hạ đường huyết hiệu quả

Một loại hạt là “thần dược cho tim mạch”, có thể ngăn ngừa ung thư: Việt Nam trồng rất nhiều!

Những lợi ích cơ thể nhận được khi thường xuyên ăn hạt dẻ cười

Cập nhật: 18/10/2024 Tổng Hợp
  • 7.950