Sốt mò còn được gọi là sốt rừng rú hay Tsutsugamushi, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis gây nên, không lây truyền từ người sang người nhưng có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Đây là bệnh gây dịch, có ba triệu chứng điển hình là: nốt loét, sưng hạch và ban dát sẩn. Tuy vậy, sốt mò cũng dễ bị nhầm với nhiều bệnh gây sốt khác.
Nguồn bệnh là dã thú gặm nhấm, chuột đồng, một số loài chim biển, chó, gà, lợn, thỏ. Côn trùng truyền bệnh là ấu trùng mò Trombiculae. Ấu trùng nằm trên mặt đất, ngọn cỏ, khi gặp người hoặc súc vật thì bám vào hút máu truyền bệnh rồi rời khỏi người, tiếp tục biến hóa thành mò trưởng thành.
Mò phát triển nhiều vào các tháng mưa (tháng 5 đến tháng 11). Người hay mắc bệnh là nông dân, công nhân trồng rừng, bộ đội hành quân ở những nơi có nhiều bụi rậm, lau lách.
Cần cảnh giác với vết thương do mò đốt. (Ảnh: Sarajke).
Thời kỳ ủ bệnh 5-7 ngày, có thể 10 ngày không có dấu hiệu gì. Bệnh khởi phát có thể từ từ, có thể đột ngột. Bệnh nhân sốt cao 39-41 độ C, kéo dài 15-20 ngày, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, vã mồ hôi, đau các cơ lưng, ý thức kém. Mạch chậm, huyết áp hạ. Thời kỳ toàn phát có xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân và 3 dấu hiệu điển hình:
Nếu được điều trị bằng kháng sinh thích hợp, chỉ vài ngày sốt giảm, các dấu hiệu trên sẽ hồi phục dần dần và khỏi hẳn. Những trường hợp ở thể nặng thường có biến chứng vào các cơ quan nội tạng và thần kinh như: viêm phế quản, viêm phổi kẽ, có thể dẫn đến suy hô hấp, viêm cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc, rối loạn ý thức, viêm não màng não, một số hôn mê. Tử vong do biến chứng là 1%.
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh có sốt
Bác sĩ khuyến cáo để tránh ấu trùng mò đốt, khi đi vào nương rẫy, đồi núi, mọi người cần mặc quần áo kín, quần áo có tẩm hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoate, bôi hóa chất xua côn trùng lên các vùng da hở. Tránh ngồi, nằm, phơi quần áo, đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây. Diệt chuột, sử dụng hóa chất diệt côn trùng.