Bí ẩn kinh dị về tà thuật cổ trùng của người Trung Quốc và thảm án hậu cung thời nhà Hán

  •   32
  • 6.361

Người Miêu ở Tương Tây từ xưa vẫn nổi tiếng với nuôi cổ trùng. Cổ thuật này được đồn đại là thần thông quảng đại, chỉ một con sâu nhỏ cũng có thể khiến người ta phát điên, hoặc tệ hơn thì toàn thân thối rữa.

Ở Trung Hoa, trong quá khứ từng lưu truyền rất nhiều các truyền thuyết đáng sợ về vua thuật. Đặc biệt, tại vùng Tương Tây, cho đến nay vẫn còn có lời đồn về ba loại tà thuật cổ là cản thi, cổ trùng và lạc hoa động nữ. Trong đó, thuật cổ trùng thường được nhắc đến nhiều nhất trong phim ảnh cũng như tiểu thuyết võ hiệp, thậm chí nó còn liên quan đến hai thảm án hậu cung thời nhà Hán.

Thuật nuôi cổ trùng

Người Miêu ở Tương Tây từ xưa vẫn nổi tiếng với nuôi cổ trùng. Cổ thuật này được đồn đại là thần thông quảng đại, chỉ một con sâu nhỏ cũng có thể khiến người ta phát điên, hoặc tệ hơn thì toàn thân thối rữa. Theo ghi chép, có nhiều loại cổ trùng và cách dùng khác nhau.

Cổ trùng

Tác giả Trịnh Triều đời nhà Tống miêu tả trong "Thông chí lục thư lược" về cách tạo cổ trung như sau: Trước tiên người ta đem bỏ tất cả những loại cổ trùng có độc vào một cái vò, để mặc cho chúng cắn xé lẫn nhau. Sau cùng sẽ lấy con còn sống sót ra làm "cổ", gọi là "cổ mẫu".

Truyền thuyết về cách luyện cổ trùng

Theo quan niệm dân gian, những người nuôi "cổ" thường chọn ngày 5 tháng 5 âm lịch (tức tết Đoan Ngọ) để luyện vì đây là ngày độc khí thịnh nhất, sẽ giúp các loài trùng độc ngày càng mạnh hơn. Phương pháp luyện được miêu tả trong sách "Thông chí" như sau:

Theo quan niệm dân gian, những người nuôi "cổ" thường chọn ngày 5 tháng 5 âm lịch (tức tết Đoan Ngọ) để luyện

Dùng 100 loại trùng. Trước khi nuôi "cổ", toàn gia phải tắm rửa sạch sẽ, thắp nhang trước bài vị tổ tông và thành tâm khấn bái. Sau đó đào một cái hố to giữa chính sảnh và chôn vại lớn xuống rồi lấp đất lại. Đến tết ngày 5 tháng 5 âm lịch, người trong nhà phải đi bắt 12 loại bò trung đem về để thả vào vại đã chôn. Kể từ lúc này, mỗi đêm đi ngủ đều phải khấn vái một lần. Hơn nữa, còn phải giữ bí mật việc nuôi "cổ" tuyệt đối, nếu không sẽ bị vu sư dùng yêu pháp thu đi hoặc "cổ" sẽ quay lại hại chủ.

Tương truyền, loại cổ trùng này sau khi luyện thành sẽ có linh khí rất lớn

Tương truyền, loại cổ trùng này sau khi luyện thành sẽ có linh khí rất lớn, có thể giúp cho chủ nhận vạn sự hanh thông, suôn sẻ làm ăn hoặc rộng đường quan lộ. Cũng chính vì niềm tin này mà đã có không ít thảm án vu cổ từng xảy ra trong lịch sử Trung Hoa.

Thảm án vu cổ thời nhà Hán

Các triều đại Trung Hoa đều xem việc luyện thuật vu cổ, nuôi trùng,.. là trọng tội, phải nhận hình phạt rất nặng nề. Hai trong số những vụ án vu cổ nổi tiếng nhất trong lịch sử có lẽ xảy ra dưới thời Hán Vũ Đế.

Các triều đại Trung Hoa đều xem việc luyện thuật vu cổ, nuôi trùng,.. là trọng tội

Hoàng hậu Trần A Kiều của Hán Vũ Đế vì ghen tuông khi mỹ nhân Vệ Tử Phu được sủng ái nên đã mượn tà thuật để giúp có long thai. Chẳng những vậy, bà còn có liên hệ với thầy đồng cốt Sở Phục và nguyền rủa Vệ Tử Phu. Năm 130 TCN, có người tố cáo Trần hoàng hậu dùng thuật vu cổ, luyện bùa yểm. Vụ án này khiến A Kiều bị truất phế, tống giam lãnh cung còn hơn 300 người có liên quan khác bị xử tử.

Tám năm sau, Hán Vũ Đế lại một lần nữa điều tra vụ án vu cổ, có điều người bị tố giác có tội là vợ chồng thừa tướng Công Tôn Hạ. Sau đó dòng họ Công Tôn chịu họa diệt môn, liên lụy đến cả hai công chúa. Chưa dừng lại ở đó, vụ án tiếp tục liên đới đến thái tử Lưu Cứ và hoàng hậu Vệ Tử Phu. Kết cục, thảm án khiến thái tử Lưu Cứ và Vệ hoàng hậu tự vẫn, 3 hoàng tử cùng 1 công chúa khác cũng bị xử tử.

Cập nhật: 27/10/2020
  • 32
  • 6.361