Phần mặt của tử thi phút trước còn đang nguyên vẹn giờ đã biến dạng tới mức không thể nhận ra, những người có mặt tại hiện trường thời điểm đó đều vô cùng sợ hãi.
Năm 1953, tại một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, một người nông dân đang thu hoạch khoai lang thì đột nhiên phát hiện dưới lòng đất có vật cứng nhỏ đang phát ra ánh sáng. Sau khi lau sạch lớp bùn đất bám trên món đồ, ông nhận ra đây là một chiếc trâm cài làm bằng ngọc bích.
Chiếc trâm ngọc được tìm thấy có thiết kế vô cùng tinh xảo. (Ảnh: QQ)
Chiếc trâm ngọc được thiết kế rất tinh xảo, các họa tiết chạm khắc mềm mại và rõ ràng. Người nông dân không hiểu nhiều về ngọc bích nhưng cũng lờ mờ cảm nhận được đây là một bảo vật.
Tin chắc có điều gì đó bất thường trên cánh đồng khoai lang nhà mình, ông lập tức đến nộp chiếc trâm ngọc cho chính quyền địa phương.
Sau khi nghiên cứu cổ vật, các chuyên gia khảo cổ tại Hồ Bắc kết luận chủ nhân của chiếc trâm này phải là một thành viên hoàng thất hoặc quý tộc vì người bình thường không thể sở hữu một món đồ giá trị như vậy.
Bảo tàng địa phương nhanh chóng cử đội khảo cổ đến khảo sát hiện trường và họ đã thực sự tìm thấy một ngôi mộ cổ khoảng 700 năm tuổi nằm ngay dưới cánh đồng khoai.
Bên trong lăng mộ, đội khảo cổ đào được hai chiếc quan tài. Cả hai đều được bảo quản rất tốt, thậm chí vẫn có thể nhìn rõ những hình chạm khắc trên thân gỗ, khiến đội khảo cổ vô cùng sửng sốt. Thế nhưng đó chưa phải điều bất ngờ nhất!
Hai ngôi mộ có kích thước không quá lớn nhưng chứa nhiều cổ vật giá trị. (Ảnh minh họa: QQ)
Khi mở nắp cỗ quan tài đầu tiên, các nhân viên hiện trường tìm thấy một thi thể nữ còn nguyên vẹn, chưa có dấu hiệu phân hủy, toàn thân ngâm trong chất lỏng.
Chỉ một vài phút sau, thi thể trong quan tài đột ngột biến dạng. Tứ chi và phần bụng bắt đầu phình to lên, lưỡi thè ra ngoài - hiện tượng từng xảy ra với thi thể nữ ở Mã Vương Đôi.
Gương mặt của tử thi phút trước còn đang nguyên vẹn giờ đã biến dạng tới không thể nhận ra. Đội khảo cổ cảm thấy vô cùng sợ hãi. Những người chứng kiến cho biết, bụng của thi thể trương phình như một quả bóng bơm căng sắp phát nổ.
Tuy nhiên ngay sau đó, cái xác từ từ co rút lại và nhanh chóng thối rữa. Quá trình này diễn ra chỉ trong chốc lát khiến nhiều người có mặt tại hiện trường không nhận thức nổi chuyện gì đang vừa ra.
Theo Qulishi, sự việc kì quái này đã được các chuyên gia y tế giải thích tường tận ngay sau đó. Hóa ra, xác ướp này đã không được xử lý đúng quy cách, thiếu các biện pháp niêm phong quan tài nên đã bị nước ngầm thấm vào bên trong.
Thi thể ngâm trong nước lại không được bảo quản đúng cách ngay từ đầu đã dẫn đến vi khuẩn sinh sôi, trong đó có các vi khuẩn sản khí hay còn gọi là vi khuẩn hiếu khí (loại vi khuẩn cần cung cấp oxy cho hoạt động sản xuất năng lượng).
Bởi vậy, khi quan tài được mở nắp, tử thi ngay lập tức hấp thụ lượng lớn không khí rồi trương phình lên. Sau đó, do áp suất thay đổi nên khí trong cơ thể lại thoát ra ngoài, tử thi co rút lại và nhanh chóng phân hủy.
Loạt bí ẩn về xác ướp 700 năm tuổi đã được khoa học giải mã. (Ảnh minh họa: Sina).
Đội khảo cổ đã tìm ra manh mối duy nhất về danh tính nữ chủ nhân ngôi mộ trên một tấm gỗ bên trong quan tài, tấm gỗ có khắc chữ "Đàm Thị phu nhân". Vậy nhân vật Đàm Thị phu nhân này là ai?
Các nhà khảo cổ đã tìm kiếm sự hiện diện của người phụ nữ này trong các sử liệu liên quan nhưng hoàn toàn không có manh mối.
Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì trong xã hội phong kiến, địa vị của một người phụ nữ quý tộc vẫn không phải là cao nên khả năng tìm được hồ sơ là rất thấp. Các chuyên gia đành đặt hy vọng vào chiếc quan tài còn lại.
May mắn thay, bên trong chiếc quan tài thứ hai lại có một tấm bài vị cho biết nam chủ nhân có tên là Hoàng Trừng Tồn, sinh vào thời Tống (960 - 1279) và mất vào thời nhà Nguyên (1271 - 1368), hưởng thọ 78 tuổi. Nam chủ nhân là một viên quan tương đương với người đứng đầu một thành phố ngày nay.