Các nhà khảo cổ cùng lúc phát hiện cả 2 di chỉ khảo cổ lớn, một cái 7.000 năm tuổi và một cái 8.500 tuổi, ở một địa điểm bất ngờ: dưới đáy biển.
2 "thủy cung" này chứa hàng trăm cổ vật giá trị lớn có từ thời đồ đá, chủ yếu là các công cụ lao động mà tổ tiên của chúng ta đã sử dụng để sinh tồn trong kỷ băng hà khắc nghiệt.
Một thợ lặn đang chụp ảnh lại cổ vật dưới "thủy cung" Tây Úc - (ảnh: Deep History of Sea Country).
Tất nhiên điều này không cho thấy tổ tiên chúng ta… có thể sống dưới nước, mà nguyên nhân 2 "thủy cung" xuất hiện dấu vết con người chính là địa hình đã có sự thay đổi lớn kể từ kỷ băng hà cuối cùng cho đến nay. Các khảo sát ban đầu cho thấy băng tan khi Trái đất ấm dần lên và dễ sống hơn đã nhấn chìm nhiều vùng đất hơn tưởng tượng. Mảnh đất dễ sống trong những năm khắc nghiệt phút chốc đã hóa đáy biển.
Các công cụ của thổ dân Úc thời đồ đá - (ảnh: Deep History of Sea Country)
Theo nhà khảo cổ Chelsea Wiseman từ Đại học Flinder (Úc), người đứng đầu nghiên cứu, họ đã có các phát hiện trên khi khảo sát Quần đảo Dampier. Vào thời điểm các khu định cư còn có người ở, đất liền nằm xa hơn bờ biển hiện tại tận 160km.
2 địa điểm thuộc vị trí gần kênh Bruguieres Cape và đường biển Flying Foam hiện đại. Trong khi địa điểm ở Bruguieres Cape có 268 đồ tạo tác được lập bản đồ, địa điểm còn lại chỉ có 1 cái, tuy nhiên vẫn đầy đủ dấu hiệu cho thấy con người từng lập cả một ngôi làng tại đó. Các nhà nghiên cứu tin rằng còn rất nhiều thứ bị biển khơi vùi sâu. Thổ dân Úc ngày nay vẫn coi các khu vực này là thiêng liêng và gọi đó là "vương quốc biển".