Khi nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển tăng lên, một số thành phố lớn trên thế giới có thể trở nên hoang vu do con người không thể sinh sống được ở đó.
Hàng năm, các nhà khoa học đều đưa ra dự báo về tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường sống của con người. Các mối đe dọa gây ra bởi siêu bão, lũ lụt thảm khốc, sóng nhiệt và hạn hán đã trở nên rõ ràng và đáng sợ hơn.
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã dự đoán rằng nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5 độ C, gây tác động nghiêm trọng đến môi trường sống của con người vào năm 2040. Đến đầu thế kỷ tới, nhiệt độ có thể còn tăng cao hơn gây ra thảm họa ở một số khu vực.
Trong tương lai, các thành phố dễ bị lũ lụt hoặc sóng nhiệt có thể khiến hàng nghìn người tử vong. Với suy nghĩ này, các nhà khoa học đã bắt đầu xác định các thành phố mà con người không thể sống nổi vào năm 2100.
Cư dân Miami câu cá trong cơn bão nhiệt đới Gordon vào ngày 3 tháng 9. (ảnh: Getty Images).
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 trên tạp chí Nature Climate Change, nhà khoa học Mathew Hauer đã đề cập đến nguy cơ nước biển dâng cao ở lục địa Mỹ.
Ông Hauer nói rằng từ năm 2010 đến 2100, hơn 13 triệu người Mỹ có thể chứng kiến mực nước biển dâng cao 1,8 mét. Trong số những cư dân đó, khoảng một phần tư là ở các quận Miami-Dade và Broward ở Florida.
Trước kịch bản thảm khốc này, Miami cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để đối phí với thảm họa, Hauer nói với tờ Business Insider.
"Tôi cao 1,8 mét", ông nói. "Đó là mực nước cao như tôi".
New Orleans đang hồi phục sau sự tàn phá của cơn bão Katrina năm 2005. (ảnh: AP).
Nghiên cứu của Hauer cũng trích dẫn New Orleans là một trong những thành phố của Hoa Kỳ dễ bị lũ lụt nhất.
Nếu mực nước biển chỉ tăng 0,9 nét, hơn 100.000 cư dân New Orleans - khoảng một phần ba dân số của thành phố - có thể chìm dưới nước.
Nếu nước biển dâng đi kèm với các cơn bão, lũ, thủy triều cùng những thiên tailiên quan khác, dân số bị ảnh hưởng còn lớn hơn nhiều, Hauer cho biết.
Phía nam Chicago. (ảnh: Getty Images).
Theo Richard Rood, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học Michigan thì Chicago là một trong những vùng có nhiệt độ khắc nghiệt nhất nước Mỹ
Năm 1995, thành phố đã chứng kiến một đợt nắng nóng nguy hiểm khiến hơn 700 người thiệt mạng. Vào thời điểm đó, nhiệt độ bên ngoài đạt 41 độ C, trong khi nhiệt độ bầu ướt (số đo của cả nhiệt độ và độ ẩm) đạt tới 85 độ.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với nhiệt độ bầu ướt lớn hơn 95 độ có thể gây tử vong vì cơ thể con người không thể tự làm mát được nữa.
Ông Richard Rood cho biết một đợt nắng nóng có cường độ như thế này có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại Chicago, nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao vào mùa hè.
Các tòa nhà chọc trời ở Dubai. (ảnh: AP).
Một nghiên cứu từ năm 2015 của các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts đã xác định vùng Vịnh Ba Tư là một "điểm nóng khu vực", nơi biến đổi khí hậu có thể đe dọa nghiêm trọng đến sự sống.
Nghiên cứu cho thấy các thành phố vùng Vịnh như Dubai sẽ thấy nhiệt độ lên tới 45 độ C vào mùa hè sau năm 2070 và nhiệt độ bầu ướt có thể vượt quá ngưỡng gây tử vong là 95 độ cứ sau một hoặc hai thập kỷ.
Trong một bài đăng trên blog vào năm 2016, một số cư dân Dubai đã mô tả việc tránh ra ngoài trời từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
"Khi bạn đi bộ ra ngoài từ một phòng máy lạnh, nó giống như mở cửa lò nướng ngay trước mặt", một người dân nói. "Không khí nóng tấn công bạn ngay lập tức".
Các quận mới của Al Ain ở Abu Dhabi. (ảnh: Getty Images).
Nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts cũng liệt kê Abu Dhabi là một trong những thành phố dễ bị tổn thương nhất với nhiệt độ cực cao.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận tại Abu Dhabi sẽ xảy ra nhiều hơn một lần trong nửa thế kỷ tới
Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trong khu vực là 52 độ C. Đến năm 2070, cư dân thành phố có thể sẽ phải chịu đựng mức nhiệt này thường xuyên hơn.