Câu chuyện về những con bò xanh khác lạ ở Latvia

  •   4,52
  • 797

Từng cận kề với nguy cơ tuyệt chủng, những con bò xanh đã trở lại trong vài thập kỷ qua như một biểu tượng văn hóa khó có thể thay thế của Latvia.

Ban đầu chúng chỉ xuất hiện trên bờ biển Baltic ở vùng Kurzeme, những con bò có da màu xanh nhạt hoặc sẫm màu đã và đang gặm cỏ khắp vùng nông thôn Latvia.

 Giống bò độc nhất vô nhị được coi là biểu tượng của bản sắc dân tộc.
 Giống bò độc nhất vô nhị được coi là biểu tượng của bản sắc dân tộc.

Trước đây, chúng gần như tuyệt chủng, chỉ có một số mẫu vật còn sót lại sau quá trình tiêu hủy. Thậm chí vào năm 2000 chỉ có 18 con bò xanh ở Latvia, nhưng ngày nay chúng đã lên tới khoảng 1.500 con. Giống bò độc nhất vô nhị được coi là biểu tượng của bản sắc dân tộc.

Truyền thuyết kể rằng những con bò xanh lấy màu từ biển, nhưng thực tế là chúng sinh ra có màu be và dần dần đổi màu theo thời gian. Lớp lông của chúng sớm chuyển sang màu xanh và tối dần theo năm tháng.

Sắc tố tạo màu xanh đậm cho lông của bò cũng ảnh hưởng đến thịt của chúng. Thịt bò có màu đặc biệt sẫm. Bò xanh Latvia sản xuất ít sữa hơn, trung bình 5.000 lít /con mỗi năm, nhưng sữa của chúng lành hơn và giàu dinh dưỡng hơn.

Bò xanh mạnh mẽ, độc lập và cường tráng có thể sống quanh năm ở ngoài trời.
Bò xanh mạnh mẽ, độc lập và cường tráng có thể sống quanh năm ở ngoài trời.

Việc người dân bắt đầu thay thế bò xanh Latvia bằng những giống bò thông thường cho nhiều thịt và sữa hơn là một trong những nguyên nhân khiến loài bò xanh gần như tuyệt chủng.

May mắn thay, chúng đã được cứu sống. Vào những năm 1970, nhà viết kịch người Latvia Gunars Priede đã cho ra mắt vở kịch “The Blue One”, một thành công vang dội đưa đàn bò xanh Latvia trở lại trong ý thức của công chúng và trở thành biểu tượng của bản sắc dân tộc. Đến năm 2006, Hiệp hội Bò xanh được thành lập, với mục tiêu chính là cứu giống bò khác lạ này.

Hiện nay, những người chủ nhà trọ ở nông thôn mua bò xanh như một cách thu hút khách du lịch, trong khi đó, người nông dân thường đưa bò cái màu xanh vào đàn vì bản năng làm mẹ mạnh mẽ của nó.

Arnis Bergmanis, người đứng đầu công viên động vật Ciruli ở làng Kalvene cho biết: “Nếu một con bê có bất kỳ màu lông nào bị mất mẹ hoặc bị tách ra, thì con bò cái màu xanh đều nhận lấy và nuôi như con của chúng".

Theo Daiga Simkevica, người đứng đầu Hiệp hội Bò xanh, chúng cũng nổi bật với khả năng phát triển mạnh trong điều kiện khắc nghiệt. Bò xanh phát triển trên bờ biển, điển hình cho một khả năng mãnh liệt, có thể sống nhờ vào ăn các cành cây bụi và cồn cỏ, thứ bị các gia súc khác coi là không ăn được.

"Con bò xanh mạnh mẽ, độc lập và cường tráng có thể sống quanh năm ở ngoài trời, kể cả trong những đợt sương giá mùa đông, điều mà nhiều giống gia súc khác không thể chịu đựng được", Daiga Simkevica nói.

Cập nhật: 24/01/2022 Theo infonet
  • 4,52
  • 797