Chim khổng lồ DIatryma không phải là loài ăn thịt

  •  
  • 4.138

Trái với những điều đã được kết luận trước đây, một nghiên cứu mới cho thấy chim Diatryma khổng lồ chỉ là loài động vật ăn cỏ hiền lành.

Các dấu chân của con chim khổng lồ Diatryma cho thấy nó là động vật ăn cỏ hiền lành chứ không phải là một động vật ăn thịt hung dữ.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Washington, Hoa Kỳ, đã kiểm tra các vết chân được phát hiện trong một vụ lở đất trong năm 2009.

Nghiên cứu trước đó cho rằng, con chim khổng lồ nói trên là một kẻ săn mồi ăn thịt hoặc ăn xác thối. Tuy nhiên dấu chân không có móng vuốt đã ủng hộ giả thuyết rằng Diatryma không phải là một loài ăn thịt.

Cao khoảng 2,13m và có một cái đầu và mỏ to, con chim khổng lồ không biết bay Diatryma thường được miêu tả như là một động vật ăn thịt hung dữ trong cả các công trình khoa học cũng như trên các phương tiện truyền thông.

Chim Diatryma khổng lồ
Chim Diatryma khổng lồ

Nhà địa chất học và thành viên nhóm nghiên cứu George Mustoe, từ Đại học Western Washington tại Bellingham, Mỹ cho biết con vật này được nghĩ là: “loài chim thay thế khủng long trở thành loài ăn thịt hàng đầu”, "Chúng ta hãy trung thực: những sinh vật đáng sợ, ăn thịt hung dữ thu hút sự chú ý nhiều hơn rất nhiều so với các động vật ăn cỏ hiền lành".

Nghiên cứu, được công bố trong tạp chí Cổ sinh vật học, phân tích một tập hợp các dấu chân có niên đại khoảng 55,8 đến 48,6 triệu năm trước tại Lower Eocene Eocene. Được bảo quản trong sa thạch, các dấu chân tạo ra một phần của Chuckanut Formation tại phía Tây Bắc Washinton, Mỹ.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, nhiều dấu vết được bảo quản tốt có thể được tạo ra bởi Diatryma. Điều này giúp họ tìm hiểu về các dấu chân bỏ lại sau bởi con chim khổng lồ này và các dấu chân cung cấp một bằng chứng mới về cái mà loài chim này ăn là gì.

"Các dấu vết rõ ràng cho thấy rằng loài vật này không có móng vuốt dài, nhưng có móng chân khá ngắn", ông David Tucker, từ Đại học Western Washington, người cũng tham gia nghiên cứu cho biết.

"Các loài chim ăn thịt phải có móng vuốt dài sắc nhọn để giữ con mồi”, David Tucker giải thích.

Các nhà cổ sinh vật học đầu tiên nghiên cứu hóa thạch Diatryma đã kết luận rằng con chim khổng lồ là một động vật ăn thịt vì kích thước của nó, với cái đầu rất lớn và mỏ lớn.

Bộ xương Diatryma được tìm thấy đầu tiên ở Mỹ được bảo quản cùng với xương ngựa nhỏ và các động vật có vú nhỏ khác. Diatryma có chân tương đối ngắn, điều này cho thấy nó không thể chạy đủ nhanh để bắt những con mồi, và do đó nó là động vật ăn cỏ.

Phân tích sâu hơn cho thấy rằng loài chim này không có một cái móc ở cuối mỏ của nó - một đặc điểm được tìm thấy trong tất cả các loài chim ăn thịt giúp chúng giữ và xé xác con mồi.

Nhiều khả năng là Diatryma sử dụng mỏ của chúng để cắt lá, ăn trái cây và hạt giống từ các khu rừng cận nhiệt đới nơi mà chúng sinh sống.

Phạm Thị Bích Thu (BBC)
  • 4.138