Với hơn 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân của 80 triệu lit chất độc hóa học, 61% là chất da cam chứa 366 kg dioxin mà đế quốc Mỹ đã phun rải ở Việt Nam từ năm 1961 đến 1971 đã gây nên một thảm họa da cam chưa từng có trong lịch sử loài người. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với cái chết, hàng trăm nghìn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh bởi chất độc da cam.
"Nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, người đau khổ nhất trong những người đau khổ".
Đó là lời kết luận được viết bởi giáo sư J.M. Stellman - Trường đại học Columbia, New York, Hoa Kỳ, tạp chí Nature số 422, 17/4/2003. Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách, biện pháp tích cực để khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất và dài ngày nhất trong lịch sử loài người.
Cùng với đó, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, với trách nhiệm lương tâm và tình người đã nhiệt tình giúp đỡ các nạn nhân và gia đình cả về vật chất và tinh thần, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
50 ngày nhắn tin chung tay xoa dịu nỗi đau da cam
Thực hiện thông báo số 409 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam (10/08/1961-10/08/2011), ngày 24/2, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam, dioxin Việt Nam (VAVA) phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia (1400), thuộc Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức họp báo về Chương trình 50 ngày nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”.
- Nội dung chương trình:
+/ Nhắn tin ủng hộ theo cú pháp DACAM gửi 1409.
+/ Ủng hộ qua ví điện tử trên cộng đồng mạng internet.
- Thời gian:
+/ Đợt 1: từ 22/02/2011 đến 12/04/2011 (50 ngày nhắn tin vì nạn nhân da cam).
+/ Đợt 2: từ 13/04/2011 đến 10/08/2011 (kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở VN).
Xem video chương trình kêu gọi "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam" |
Chương trình 50 ngày nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” được triển khai theo hai đợt nhằm kêu gọi cộng đồng trong nước và ngoài nước chung tay góp sức, chia sẻ với những khó khăn về vật chất mà hơn 3 triệu nạn nhân da cam Việt Nam đang phải gánh chịu.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam, dioxin cho biết: Chỉ cần nhắn tin ủng hộ theo cú pháp DACAM gửi 1409, với mỗi tin nhắn là đã có thể ủng hộ 18.000 đồng cho nạn nhân da cam hoặc gửi bằng thẻ tín dụng các ngân hàng hay ủng hộ qua website: noidaudacam.net. Sau khi kết thúc 50 ngày nhắn tin, toàn bộ số tiền ủng hộ sẽ được dành để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, tạo điều kiện để các nạn nhân có điều kiện và cơ hội học tập, làm việc vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập cộng đồng.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nói: “Chúng tôi xây dựng những trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc phục hồi chức năng cho nạn nhân. ủng hộ cho nạn nhân làm nhà rồi giúp cho gia đình nạn nhân có những con em đi học thì cấp học bổng và tìm việc làm cho các em”.
Sau 50 năm thảm hoạ da cam (10/08/1961-10/08/2011) do quân đội Mỹ gây ra trên đất nước Việt Nam, đến nay hậu quả để lại không chỉ khiến nhiều người phải gánh chịu nỗi đau về thể xác và tâm hồn, trong đó hàng trăm nghìn nạn nhân chết vì những dị tật, nhiều trẻ em ra đời phải mang theo mình những dị dạng bẩm sinh… mà còn đe doạ sự phát triển bền vững về nguồn nhân lực quốc gia.
Từ khi được thành lập năm 2004 đến nay, Hội nạn nhân chất độc da cam, dioxin Việt Nam tiếp tục là địa chỉ có nhiều việc làm thiết thực, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, giúp đỡ các nạn nhân về vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích của các nạn nhân.
Nguồn: Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
Website: www.noidaudacam.net
Thực hiện thông báo số 409 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam (10/08/1961-10/08/2011), ngày 24/2, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam, dioxin Việt Nam (VAVA) phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia (1400), thuộc Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức họp báo về Chương trình 50 ngày nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”.
Video chương trình kêu gọi "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam"
Nguồn: Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
Website: www.noidaudacam.net