Nghiên cứu sinh Vũ Thị Nga, Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ (Trường đại học Nông lâm TP.HCM), đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dùng chuồn chuồn cỏ xanh loài Chrysopa sp.1 và Chrysopa sp.2 để diệt rệp sáp giả gây hại trên cây mãng cầu xiêm.
|
(Ảnh: wsu.edu) |
Nghiên cứu thực tế tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) tác giả đã ghi nhận được hai loài chuồn chuồn nói trên có khả năng diệt rệp sáp giả khá tốt. Trong suốt giai đoạn ấu trùng, chuồn chuồn cỏ xanh loài
Chrysopa sp.1 có thể ăn trung bình 27,4 con rệp sáp giả trưởng thành (một rệp sáp giả có thể đẻ 254 con và tái sản xuất trong vòng một tháng). Đặc điểm ăn mồi của loài ấu trùng cũng khá lý thú: chúng có thể tấn công loài rệp sáp giả có chiều dài cơ thể lớn hơn chúng 2-3 lần và chiều rộng cơ thể lớn hơn chúng 7-8 lần. Còn loài
Chrysopa sp.2 thì có thể ăn trung bình 8,6 rệp sáp giả trưởng thành.
Thành công của nghiên cứu nói trên đã mở ra một triển vọng mới cho biện pháp phòng trừ sinh học rệp sáp giả (D. brevipes) gây hại trên cây mãng cầu xiêm.
NHẬT VIÊN