Chuyện về cục phân "vĩ đại" nhất lịch sử được bán với giá hơn 200 triệu đồng

  •   53
  • 6.162

Cục phân dài đến cả mét, được đem bán đấu giá lên tới 230 triệu đồng. Tất nhiên phải có lý do nó mới có mức giá như thế.

Năm 2014, thế giới đã lần đầu tiên được chứng kiến một cuộc đấu giá hy hữu nhất lịch sử. Sự kiện được tổ chức tại Beverly Hills, và mẫu vật là một... cục phân cổ đại được bán với giá 10.370 USD - tương đương khoảng 230 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại.

Cục phân hóa thạch này theo như mô tả dài gần 102cm, có màu nâu nhạt, và được xem như mẫu phân từ các sinh vật cổ đại lâu đời nhất lịch sử. Theo như nhận định, mẫu phân có niên đại từ 20 triệu năm trước, có thể thuộc về thế Miocen (thế địa chất kéo dài từ 23,03 - 5,33 triệu năm).

Và chỉ cần thực hiện một phép chia đơn giản, mỗi cm phân có giá 2,2 triệu đồng.

Cục phân vĩ đại nhất lịch sử.
Cục phân vĩ đại nhất lịch sử.

Đối với giới khoa học thời bấy giờ, cục phân này là một mẫu vật rất đặc biệt, không chỉ vì niên đại của nó. Sự đặc biệt còn nằm ở cấu trúc cục phân - có hình dạng xoắn tròn thành từng khúc rất kỳ lạ. Khoa học gọi nó là botryoidal - một từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là chùm nho.

Jake Chait - giám đốc bảo tàng tự nhiên I.M. Chait cho biết cục phân này được tìm thấy vào năm 2012, tại một vùng đất thuộc Toledo, Washington. Là một người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực buôn bán cổ vật, Chait ngay lập tức biết rằng đây là một món hời, vì trong lịch sử chưa từng có mẫu vật nào như thế.

Tuy nhiên, cũng chính cục phân này lại tồn tại một vấn đề mà khoa học phải đau đầu đi tìm lời giải. Đó là, sinh vật nào đã tạo ra nó?

Phải là một sinh vật khổng lồ

Phải là một sinh vật rất lớn mới có thể "đào thải" ra một thứ vĩ đại như vậy. Thế nên, nhiều người cho rằng tác giả của nó là một con khủng long cổ dài, kích cỡ rơi vào khoảng 27m.

Khủng long cổ dài.
Khủng long cổ dài.

Tuy nhiên, câu chuyện trở nên phức tạp hơn khi Robert Krulwich - phóng viên khoa học của trang tin NPR - phản bác chuyện đó. Theo Krulwich, nếu cục phân này thuộc về thế Miocen, thì không thể có chuyện là khủng long cổ dài được. Vì ở giai đoạn này, chúng đã tuyệt chủng hết rồi.

Theo Krulwich, sinh vật lớn bậc nhất thời kỳ đó là loài chim cổ Argentavis magnificens. Chúng nặng 60 - 80kg, sải cánh cực lớn với độ dài lên tới 8m, thế nên ắt hẳn... chất thải của chúng phải rất lớn. Nhưng bản thân Krulwich cũng không đánh giá cao khả năng này, vì dù sải cánh có dài, cơ thể của chúng có lẽ cũng chỉ tương đương con người, hoặc lớn hơn một chút.

So sánh kích thước các loài chim cổ đại.
So sánh kích thước các loài chim cổ đại.

Với kích cỡ như vậy thì chất thải của chúng thậm chí còn chẳng dài bằng 1/2 "cục phân trăm triệu" của chúng ta.

Thế nên, Krulwich đã đưa ra hai giả thuyết. Hoặc là cục phân có niên đại xa hơn những gì con người đã tiên đoán - tức là thuộc thế Oligocene (từ 39 triệu - 22 triệu năm trước). Thời kỳ này khủng long vẫn tồn tại, và biết đâu một trong số chúng là tác giả của thứ con người đang tranh nhau đấu giá?

Thế Oligocence (phải) và Miocen (trái)

Và thứ 2, đó là ở thế Miocen vẫn còn một loài sinh vật nữa mà con người hiện vẫn chưa tìm ra. Đó phải là một sinh vật khổng lồ, ngang cỡ khủng long, vậy mới đủ để tạo ra những... cục phân khác biệt.

Nhưng sau tất cả, đó vẫn chỉ là giả thuyết. Cho đến thời điểm hiện tại, "ông chủ" của cục phân vĩ đại vẫn còn là một bí ẩn đang bỏ ngỏ.

Cập nhật: 28/02/2018 Theo helino
  • 53
  • 6.162