Cơ thể người có thể làm được những điều này thì thật sự quá kinh ngạc

  •   4,52
  • 6.245

Axit trong dạ dày có thể phân hủy được cả sắt, tim cũng cảm nhận được vị... là 1 vài sự thật khiến bạn ngã ngửa khi biết về cơ thể mình.

Sẽ không sai khi nói rằng cơ thể người là một mê cung ẩn chứa vô vàn những điều bí mật làm đau đầu các nhà khoa học.

Nhưng dường như, những gì mà con người có thể làm được là vô biên, là thách thức cả đấng tạo hóa. Và bạn có biết cơ thể mình "siêu phàm" thế nào không? Hãy check ngay nhé!

1. Cơ thể tái tạo lại toàn bộ cơ thể 10 năm/lần

Cứ 3 - 4 ngày lại có một đường ruột mới xuất hiện.
Cứ 3 - 4 ngày lại có một đường ruột mới xuất hiện.

Bạn có biết, mỗi ngày trong cơ thể chúng ta có tới 70 triệu tế bào chết đi và cũng chừng ấy tế bào mới "ra đời" để thay thế.

Cứ 3 - 4 ngày lại có một đường ruột mới xuất hiện và sau 3 tháng, các tế bào hồng cầu cũ chết đi để nhường chỗ cho các tế bào mới. Trong khi đó, các tế bào ở thận sẽ tự làm mới mình trong khoảng thời gian là 1 năm.

Và sau 10 năm, toàn bộ cơ thể lại được tái tạo hoàn toàn. Dẫu vậy, trong cơ thể vẫn tồn tại những tế bào không thay đổi dù trải qua cả thế kỷ như noron thần kinh hay thủy tinh thể của mắt.

2. Axit ở dạ dày có thể phân hủy được cả sắt

Axit trong dạ dày có thể ăn mòn sắt đến 63%.
Axit trong dạ dày có thể ăn mòn sắt đến 63%.

Chúng ta biết rằng, trong dạ dày chứa axit clohydric - có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể.

Nhưng bạn biết không, khi giới chuyên gia thử đun nóng axit lấy từ dạ dày lên đến 37 độ C - bằng với nhiệt độ dạ dày, rồi thả vào đó 1 thanh sắt. Sau 24 giờ, thanh sắt bị ăn mòn đến 63%. Do đó, để duy trì, phần tế bào ở dạ dày luôn được thay thế mới cho những tế bào cũ đã bị ăn mòn.

3. Cảm xúc làm thay đổi trí nhớ

Trí nhớ của chúng ta thay đổi mỗi ngày tùy thuộc vào cảm xúc ngày hôm đó.
Trí nhớ của chúng ta thay đổi mỗi ngày tùy thuộc vào cảm xúc ngày hôm đó.

Trí nhớ của chúng ta thay đổi mỗi ngày tùy thuộc vào cảm xúc ngày hôm đó. Ví thử như bạn từng rất vui vẻ vì có chuyến du lịch với nhóm bạn thân.

Nhưng lúc này, bạn lại đang bực bội vì cãi nhau với mấy đứa bạn - thế nên khi nhớ đến chuyến du lịch đó, bạn không còn cảm thấy vui như trước nữa.

Lý do là bởi não bộ đã tự động chuyển hướng đến khoảnh khắc không vui trong chuyến đi rồi.

4. Tim cảm nhận được các vị như cơ quan vị giác

Các thụ thể cảm nhận vị chua cũng nằm ở trong tim giúp nhận biết các bệnh nhiễm trùng.
Các thụ thể cảm nhận vị chua cũng nằm ở trong tim giúp nhận biết các bệnh nhiễm trùng.

Trẻ con, đặc biệt là trẻ sơ sinh sở hữu rất nhiều cơ quan cảm nhận vị giác. Nhưng càng lớn, số lượng các cơ quan này càng giảm dần và đến tuổi trưởng thành con số này là 10.000.

Khi bạn 60 tuổi, số lượng đó chỉ giảm còn một nửa. Mới đây, trên trang Fasebj.org đăng tải nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh được rằng, các thụ thể cảm nhận vị chua cũng nằm ở trong tim giúp nhận biết các bệnh nhiễm trùng.

5. Cơ thể cao và "thon gọn" hơn vào buổi sáng

Lúc mới ngủ dậy, chúng ta thường cao hơn lúc chưa đi ngủ khoảng 1-2cm.
Lúc mới ngủ dậy, chúng ta thường cao hơn lúc chưa đi ngủ khoảng 1-2cm.

Lý do của hiện tượng này là bởi khi chúng ta ngủ vào ban đêm, các đốt sống không bám, khít chặt vào nhau giống như khi thức. Do đó vào lúc mới ngủ dậy, chúng ta thường cao hơn lúc chưa đi ngủ khoảng 1-2cm.

Bên cạnh đó, trong khi ngủ, cơ thể tự động thải ra một lượng không khí và chất lỏng thừa trong người thông qua việc hít thở và đổ mồ hôi, vì thế ta có thể giảm tới 2kg sau mỗi đêm ngon giấc.

6. Khi đỏ mặt, dạ dày cũng đỏ theo

Trái tim và dạ dày có mối liên hệ khá khăng khít.
Trái tim và dạ dày có mối liên hệ khá khăng khít.

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng, trái tim và dạ dày có mối liên hệ khá khăng khít. Ví dụ như khi được thỏa mãn, chúng ta cảm thấy vui vẻ, yêu đời, ăn gì cũng ngon miệng. Hay khi yêu, ta luôn cảm thấy rạo rực trong lòng.

Và khi bạn bị bối rối, đỏ mặt vì xấu hổ hay ngượng ngùng, chất nhầy trong dạ dày của bạn cũng chuyển sang màu đỏ.

Cập nhật: 13/06/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,52
  • 6.245