Mô phỏng lại cơn lốc xoáy "tử thần" sẽ khiến cho các nhà khoa học hiểu hơn về sự ra đời của chúng.
Mặc dù là một hiện tượng tự nhiên không còn quá xa lạ nhưng đâu phải ai cũng hiểu về sự hình thành mối nguy hiểm chết chóc mang tên - lốc xoáy.
Cần khẳng định rằng, lốc xoáy là một dạng bão cực kỳ nguy hiểm với khả năng tàn phá khủng khiếp những nơi mà nó quét qua.
Nó được hình thành từ một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ các đám mây dông và khi chạm đến mặt đất, nó trở thành cơn lốc xoáy, di chuyển với tốc độ rất nhanh.
Lốc xoáy là một dạng bão cực kỳ nguy hiểm.
Và để hiểu hơn về sự ra đời của cơn lốc xoáy, các chuyên gia thuộc Đại học Wisconsin-Madison đã tái tạo lại các điều kiện sinh ra cơn lốc xoáy "quái vật" El Reno năm 2011 trong phòng thí nghiệm.
Được biết, cơn lốc xoáy El Reno năm 2011 được xếp vào mức độ EF5 (mức độ mạnh nhất) trong thang độ Fujita - thang đo sức gió và khu vực ảnh hưởng của lốc xoáy.
Theo đó, cấp độ EF5 là khi 1 cơn lốc xoáy có tốc độ gió từ 419 đến 512km/h, có sức hủy diệt không thể tưởng tượng nổi: đủ sức thổi bay những ngôi nhà được xây dựng chắc chắn, nhổ cây bật khỏi gốc và cuốn bay ô tô...
Trong mô phỏng của mình, nhà khoa học đã tái tạo các điều kiện dẫn đến sự kiện thảm khốc bằng cách sử dụng dữ liệu quan sát thực tế.
Cấp độ EF5 là khi 1 cơn lốc xoáy có tốc độ gió từ 419 đến 512km/h.
Âm thanh trong khí quyển từ các dữ liệu lưu trữ cho thấy cấu hình của nhiệt độ, áp suất không khí, tốc độ gió, và độ ẩm của cơn lốc xoáy.
Giới nghiên cứu phát hiện, khi cơn lốc xoáy chính định hình, có rất nhiều "lốc xoáy nhỏ" cũng hình thành và dần kết nối với nhau hợp thành một khối. Điều này làm cho đám mây dông trở nên mạnh mẽ hơn, đồng thời tốc độ gió cũng được tăng cường.
Cùng với đó, giới chuyên gia ghi nhận sự hình thành của cấu trúc mới, gồm dòng chảy xoáy bão với hành tung bất ngờ.
Leigh Orf - nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu vệ tinh khí tượng thuỷ văn (CIMSS) cho biết: "Dòng chảy xoáy bão này hình thành bởi lớp không khí được làm mát. Chúng được hút vào lớp thông gió dẫn chuyển toàn bộ hệ thống".
Khi cơn lốc xoáy chính định hình, có rất nhiều "lốc xoáy nhỏ" cũng hình thành và dần kết nối với nhau hợp thành một khối.
Mặc dù không tiếp xúc hoàn toàn với cơn lốc xoáy mà ở xung quanh chúng nhưng người ta tin rằng đây là một phần quan trọng trong việc duy trì độ mạnh của cơn bão.
Ngoài ra có một số yếu tố được cho là không thể tiên lượng trước trong việc hình thành cơn lốc xoáy. Đó là nhiệt độ, độ ẩm và sự bất ổn của gió trong bầu khí quyển.
Theo Orf, việc tạo ra mô hình bão với mức độ EF5 sẽ giúp chúng ta có thể hiểu hơn về sự hình thành của những cơn bão, cơn lốc xoáy - một ẩn số với các nhà khoa học.
Orf cho biết, họ vẫn sẽ tiếp tục cải tiến mô hình, đưa ra phân tích rõ hơn để hiểu sự nguy hiểm của những cơn lốc xoáy đủ sức tàn phá một vùng đất này.