Côn trùng bay

  •  
  • 794

Nhà nghiên cứu Joel Héras đã chế tạo một cái mũ trang bị đủ loại máy móc: máy quay phim, máy ngắm, đèn hồng ngoại, đèn chớp cực nhanh để xem các loại côn trùng bay như thế nào.

Joel Héras

Bay vất vả (1)

Không thể cất cánh nếu không có bệ phóng hay sức nóng kích thích, con bọ rùa bay lên một cách rất cực nhọc bằng những chiếc cánh dưới. Với 50 lần đập cánh trong một giây, nó bay rất chậm, và không phải lúc nào cũng tránh được chướng ngại vật.

Xấu xí nhưng hiệu quả (2)

Với bộ chân bẹt, con ruồi này rất chậm chạp. Nhưng cách bay của nó hiệu quả nhờ vào “cặp quả lắc” tạo thăng bằng.

Lang thang phá phách (3)

Ruồi anthophore mập ù bay với bốn chiếc cánh nhỏ. Với hơn 200 lần đập cánh/giây, nó có thể bay phá phách khắp nơi suốt 15 phút.                        

Bay dở ẹc (4)

Con rệp bay rất chậm, yếu và không chính xác, lảo đảo khi đáp xuống.

Bay có... lý do (5)

Con bọ trái phỉ thích sống trên mặt đất hơn là cưỡi gió đạp mây! Nó chỉ bay để tìm bạn tình hay thức ăn.

Cú đáp hoàn hảo (6)

Con ong này đang chuẩn bị đáp. Trước đó mấy giây nó đập cánh với tốc độ 250 lần/giây và di chuyển với vận tốc 40km/giờ.

“Trực thăng” (7)

Nó bay thẳng đứng và từ từ bốc lên cách mặt đất khoảng 10m. Cất cánh và đáp xuống không chính xác lắm, nhưng mỗi ngày có thể đi được... 100km!

Thùng rỗng kêu to (8)

Ong thợ bay rất dở. Cặp cánh đầu tiên đã biến thái thành lớp vỏ cứng, nên khi đập cánh kêu rất to! Nó bay lảo đảo và dễ dàng té xuống đất.

Nhảy hay bay? (9)

Dế Oedipode là loại phi công tồi. Nó phóng đi trong không khí rồi mới giương cánh, do đó chẳng thể bay xa quá 10m.

Bay dai (10)

Dù dáng dấp thô kệch, con bọ da này bay rất tốt. Nếu bay chậm, đập cánh 50 lần trong một giây, với tốc độ 10km/giờ nó có thể bay suốt một tiếng đồng hồ. 

Khéo léo bất ngờ (11)

Bay không dễ dàng với hai cặp cánh không đồng bộ, cái bụng nặng nề và đôi chân rất dài. Tuy vậy con bọ ngựa vẫn có thể thoát khỏi miệng kẻ thù trong gang tấc để bay xa đến hàng chục mét.

  

TRUNG LÊ

Theo Ca M’Intéresse, Tuổi trẻ
  • 794