Cứ tưởng khám phá ra loài khủng long tí hon, ai ngờ rằng khi trưởng thành chúng lại nặng cả tấn

  •  
  • 748

Vào những năm 1970, nhà cổ sinh vật học người Argentina Jose Bonaparte đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 8 hóa thạch khủng long ở Laguna-Colorado, tSanta Cruz, Argentina, và xung quanh hóa thạch khủng long còn có 2 mẫu vật nữa là một quả trứng và một số mảnh vỏ trứng. Những hóa thạch này đến từ Hệ tầng Colorada của kỷ Trias - khoảng 215 triệu năm trước, chúng là một trong những loài khủng long sơ khai. Vì nhiều lý do, mãi đến năm 1990, các nhà cổ sinh vật học mới xác lập được chi Mussaurus dựa trên những hóa thạch này, và loài được đặt tên là Mussaurus patagonicus.

Jose Bonaparte
Jose Bonaparte, người phát hiện ra loài Mussaurus patagonicus, là nhà cổ sinh vật học nổi tiếng nhất ở Argentina.

Dựa vào cấu tạo của xương chậu và các chi hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học phán đoán rằng Mussaurus là một loài khủng long prosauropod (một họ thuộc khủng long dạng chân thằn lằn trong Plateosauria. Plateosauridae là một trong những họ khủng long đầu tiên của phân bộ Sauropodomorpha tồn tại ở châu Á, châu Âu và Nam Mỹ).

Hóa thạch Mussaurus có chiều dài từ 20 đến 37 cm và là hóa thạch khủng long nhỏ nhất được tìm thấy vào thời điểm đó. Một số người nhầm tưởng rằng những hóa thạch Mussaurus này đến từ những cá thể trưởng thành, và tin rằng Mussaurus là loài khủng long nhỏ nhất từng được phát hiện. Khi quá trình nghiên cứu tiếp tục, các nhà cổ sinh vật học đã xác định rằng Mussaurus trưởng thành có thể dài tới vài mét và là một loài khủng long cỡ trung bình. Mặc dù Mussaurus không phải là loài khủng long nhỏ nhất, nhưng hóa thạch của nó đã cung cấp thông tin có giá trị cho những nghiên cứu ban đầu về mô hình sinh trưởng của loài sauropod.

Hóa thạch Mussaurus
Hóa thạch Mussaurus có chiều dài từ 20 đến 37cm, là hóa thạch khủng long nhỏ nhất được tìm thấy vào thời điểm đó.

Năm 2007, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện thêm nhiều hóa thạch ở Hệ tầng Colorado, nơi loài Mussaurus được tìm thấy, trong đó có ít nhất 14 hóa thạch Mussaurus vị thành niên. Tuy nhiên, so với những phát hiện trước đây, hóa thạch Mussaurus mới được phát hiện có kích thước gấp 4 lần những con khủng long nhỏ mới nở, nhưng chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển bộ xương ban đầu.

Hộp sọ Mussaurus
Bằng cách sử dụng một bộ hóa thạch còn khá nguyên vẹn, các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình 3D để nhận dạng đâu là trọng tâm của cả cơ thể loài khủng long nói trên.

Ở giai đoạn đầu đời, Mussaurus có đầu và cổ khá phát triển nên sẽ có phần đầu và cổ nghiêng về phía trước như một cách nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các cánh tay. Nhưng trong các giai đoạn phát triển về sau, đuôi của chúng bắt đầu trở nên to và dài hơn, trọng tâm của con vật sẽ chuyển dần sang vùng xương chậu, kéo tư thế di chuyển của nó sang dạng đứng thẳng bằng 2 chân.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình trưởng thành của Mussaurus phát triển nhanh hơn trong giai đoạn đầu, nhanh hơn so với các loài protosauropod cổ đại khác. Dưới góc độ mô học bộ xương, Mussaurus cũng có họ hàng gần với khủng long sauropod hơn là Banosaurus và Ceratosaurus.

Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu, một con Mussaurus patagonicus sơ sinh, khi mới nở chúng chỉ nặng khoảng 60 gram và có thể nằm gọn trong lòng bàn tay của một người trưởng thành. Trong thời điểm này đầu và cổ của chúng tương đối lớn, cẳng chân phát triển giúp cho chúng có thể di chuyển đều trên cả 4 chân. Thế nhưng khi kích thước của chúng tăng lên thì ở đuôi có sự phát triển không đồng đều khiến cho trọng tâm của khối lượng cơ thể chuyển dần sang vùng xương chậu và giúp cho loài này có thể đứng lên bằng hai chân.

Trên thực tế, khi xem xét một loài khủng long có thực sự đứng được bằng hai chân không thì chiều dài của đuôi và cổ sẽ là thứ quan trọng nhất chứ không phải là sự cân bằng giữa chiều dài chân trước và chân sau.

Và việc xem xét chiều dài đuôi và cổ là quan trọng nhất khi tìm hiểu khủng long có đứng thẳng hay không, điều này quan trọng hơn sự cân bằng giữa chiều dài chân sau và chiều dài chân trước.

Sự chuyển đổi này là điều cực kỳ hiếm thấy đối với thế giới động vật nói chung.
Sự chuyển đổi này là điều cực kỳ hiếm thấy đối với thế giới động vật nói chung. Thế nhưng Mussaurus không phải là loài khủng long duy nhất trải qua việc chuyển đối tư thế từ bò sang đứng thẳng bằng 2 chân. Phát hiện mới là một trong những bằng chứng nhằm củng cố thêm hiểu biết của con người về sự tiến hóa của loài khủng long - sinh vật khổng lồ từng thống trị hành tinh của chúng ta.

Nghiên cứu mới cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm đầu đời sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cách nó di chuyển. Ở giai đoạn trưởng thành, Mussaurus patagonicus dài khoảng 6 m và nặng hơn 1.000kg.

Những phát hiện này dựa trên các bản dựng 3D được tạo ra từ hóa thạch mô tả 3 giai đoạn quan trọng của cuộc đời khủng long: ấp trứng, 1 tuổi và trưởng thành, sau đó thêm các đặc điểm vật lý như đầu, cổ, thân, đuôi và chân tay.

Tiến sĩ Andrew Cuff, nhà nghiên cứu sinh vật học của Đại học London, chia sẻ: "Chúng tôi đã đấu tranh để tìm thấy bất kỳ động vật nào khác ngoài con người trải qua quá trình chuyển đổi đó. Mussaurus trải qua một chuỗi tăng trưởng đặc biệt. Chúng được nở ra tương tự như một chú gà con, nhưng trong những năm sau đó chúng trở nên nặng nề như một con tê giác, và sau đó chúng sẽ đi bằng 2 chân thay vì bằng 4 chi".

Cập nhật: 23/06/2021 Theo Trí Thức Trẻ
  • 748