Diễn biến khí hậu bất thường tại Đông Á

  •  
  • 357

Nền kinh tế Đông Á ngày càng phát triển đã gây những bất lợi đối với môi trường tại khu vực này. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các đám mây ô nhiễm được hình thành từ những khí thải gọi chung là Aerosol đang tiến dần sang phía đông Châu Á, trong khu vực Thái Bình Dương và là nguyên nhân của các cơn bão.

Sự hình thành đám mây ô nhiễm được tích tụ từ nhiều yếu tố như thời gian, số lượng, và sự kết tủa của Aerosol. Tuy còn đang trong quá trình nghiên cứu để tìm hiểu rõ những ảnh hưởng về mặt thời tiết, nhưng những nghiên cứu trước đây đã ghi nhận sự ô nhiễm từ các vùng thành thị có liên quan tới những đợt giông kèm sấm sét có cường độ ngày càng mạnh. Ghi nhận từ vệ tinh cho thấy, các chất gây ô nhiễm tại Đông Á phần lớn là than đá bị đốt cháy. Điều này đã làm tăng khí SO2 lên 35% trong thập niên qua.

(Ảnh: Harvard.edu)
Để điều tra liệu đây có phải là nguyên nhân chính của sự biến đổi thời tiết, Renyi Zhang một nhà nghiên cứu về khí quyển học của trường Đại học A&M (Texas) và những đồng nghiệp của ông đã khảo sát dữ liệu vệ tinh trên các đám mây sâu. Những nhà nghiên cứu thu được tỉ lệ đám mây trong khoảng từ 20% tới 50% từ 1994 - 2005 so với giữa 1984 - 1994. Sau khi phân tích, cùng với việc mô hình trên máy tính để mô phỏng và so sánh với một cơn bão đã xuất hiện trong tháng 11/2003 thì kết quả hoàn toàn tương thích.

Việc gia tăng nhiều đám mây nhỏ không kết kết luận về tính mạnh mẽ của diễn biến thời tiết bất thường. Nhưng kết hợp với không khí ẩm, và các thành phần trong tầng trung của khu vực Thái Bình Dương, đã kéo theo diễn biến thời tiết bất thường.

Trong khi đó, nhà Khí hậu học V.Ram Ramanathan của Cơ quan Hải dương học San Diego, California lại hướng nghiên cứu về những đám mây đen ở Thái Bình Dương. Đây là những đám mây đã tăng cường trong 10 năm qua. "Chúng tôi đang quan sát những ảnh hưởng của EL NiNo và những nhân tố hình thành bão. Đồng thời, chúng tôi phải cũng xem xét đến những khí thải gây ô nhiễm", nhà Khí hậu học này cho biết.

Nhà khí tượng học Gary Barnes của trường Đại học Hawaii đồng ý rằng những khí thải gây ô nhiễm tại Châu Á có thể đang làm tăng thêm nhiều đám mây, nhưng ông lại tỏ ra hoài nghi về sự kết hợp các hiện tượng này trong việc tăng cường thêm cường độ của các cơn bão sẽ xuất hiện. Theo ông, việc khảo sát cường độ thực tế và tầm ảnh hưởng của những cơn bão chỉ làm tin tưởng hơn vào những tín hiệu phân tích từ dữ liệu vệ tinh. Điều này sẽ có sức thuyết phục hơn rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.

PLMĐ

Theo ScienceNOW Daily News, Thanh niên
  • 357