Động vật bị nuôi nhốt cũng chán nản

  •   22
  • 2.233

Một nghiên cứu phát hiện thấy những động vật nuôi nhốt cho thấy dấu hiệu của sự chán nản.

Bạn băn khoăn liệu những con chuột đồng nhốt (hamster) trong lồng của bạn có bị buồn chán không? Có vẻ như thế nếu nó chẳng có việc gì để làm cả ngày.

Đó là những phát hiện của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Guelph trong nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên chứng minh sự chán nản ở động vật nuôi nhốt. Nghiên cứu này được công bố hôm nay trên tạp chí PLoS ONE, được xuất bản bởi Thư viện Khoa học công cộng (Public Library of Science).

Các tác giả của nghiên cứu hy vọng các kết quả nghiên cứu này sẽ khuyến khích sự phát triển hệ thống chuồng nuôi tốt hơn cho động vật nuôi nhốt.

"Ý tưởng về việc làm thế nào để đánh giá sự chán nản ở động vật một cách khoa học đã được đề cập trước đây, nhưng đây thực sự là lần đầu tiên người ta biến ý tưởng đó thành hiện thực", Rebecca Meagher, nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ trường đại học Guelph và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Dễ nhận ra rằng sống trong môi trường không thay đổi, bị giam cầm bao gồm gây ra sự chán nản, bao gồm cả sự chán nản của con người, các tù nhân báo cáo rằng họ có động lực cao để tìm kiếm kích thích.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chồn nuôi nhốt với các loại kích thích khác nhau, từ những món ăn hấp dẫn đến các đồ vật trung tính và những vật không được ưa thích, chẳng hạn như găng tay da được sử dụng để bắt các loài động vật.

Động vật bị nuôi nhốt cũng chán nản

Một nửa trong số các con vật trong nghiên cứu sống trong lồng nhỏ, không được che chắn. Nửa còn lại được sống trong các chuồng rộng rãi, được bố trí nước để lội, lối đi lại và các đồ vật để nhai và tháp để leo lên.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con vật bị nhốt trong các chuồng trống rỗng say sưa tìm kiếm sự kích, điều đó phù hợp với sự chán nản. Những con chồn tiếp cận các tác nhân kích thích - thậm chí bình thường chúng sợ những vật này - nhanh hơn gấp 3 lần và khám phá những vật này lâu hơn. Chúng cũng ăn những vật được cho vào chuồng nhiều hơn, ngay cả khi chúng được cấp thức ăn nhiều như những con chồn ở các chuồng đối chứng.

Khi chúng không bị kiểm nghiệm, chồn trong các chuồng trống rỗng dành nhiều thời gian nằm dài và lười nhác. Trong số chúng, những con đã dành hầu hết thời gian tỉnh táo nhưng bất động cho thấy sự quan tâm sâu sắc nhất trong kích thích.

Meagher cho biết: "Chúng tôi không biết liệu chồn hoặc các loài động vật khác thực sự cảm thấy buồn chán trong cùng một cách mà con người cảm thấy hay không". "Chúng tôi không thể đo lường kiểu kinh nghiệm chủ quan đó. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng, khi chúng có ít việc để làm, sau đó giống như con người chán nản nhiều, trông chúng có thể bơ phờ, và, nếu có cơ hội, hăm hở tìm kiếm bất kỳ hình thức kích thích nào".

Giáo sư tâm lý học và thần kinh học của trường Guelph, Mark Fenske, một chuyên gia về nhận thức và cảm xúc của con người và gần đây là đồng tác giả của một đánh giá toàn diện nghiên cứu sự chán nản, cho biết nghiên cứu này là một sự bổ sung quan trọng vào tài liệu.

"Đáng ngạc nhiên rằng con người ít hiểu biết về sự chán nản, mặc dù nó liên quan tới những hậu quả có hại đáng kể cho sức khỏe và hạnh phúc", ông nói.

"Có khả năng nghiên cứu chán nản trong động vật không phải con người là một bước quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi để hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng của nó và tìm cách để làm giảm bớt các vấn đề liên quan đến sự chán nản ở các sinh vật”.

Meagher và Mason hy vọng phát hiện này sẽ nhắc nhở nghiên cứu sâu hơn, bao gồm cả việc xem xét liệu các động vật thông minh như linh trưởng và vẹt có đặc biệt dễ bị nhàm chán trong điều kiện nuôi nhốt hay không, và tại sao dưới sự kích thích gây ra vấn đề.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Natural Sciences and Engineering Research Council và trung tâm Campbell của trường đại học Guelph về Nghiên cứu chăm sóc động vật, trong đó Mason là thành viên hợp tác giảng dạy.

Phạm Thị Bích Thu
  • 22
  • 2.233