Những động vật kiếm mồi dưới đáy các nguồn nước liên tục thải ra chất nitơ oxit (N2O), một chất khí có khả năng làm tăng nhiệt độ địa cầu.
|
Động vật kiếm ăn dưới đáy các nguồn nước. Ảnh: commondreams.org. |
Theo các nhà khoa học, lượng khí N
2O do động vật thải ra nhỏ hơn nhiều so với hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, song chúng cũng góp phần vào quá trình biến đổi khí hậu. Ngoài ra, tác động của N
2O do động vật thải ra sẽ lớn hơn theo thời gian do các loại phân bón hóa học giàu nitơ tiếp tục xâm nhập vào sông, suối, hồ và biển.
N
2O là một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính, có tác động lớn hơn 310 lần so với CO
2 với cùng khối lượng (CO
2 vẫn là chất khí gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm nhất vì nó chiếm tỷ lệ lớn nhất). Nhóm nghiên cứu của Peter Stief, một chuyên gia thuộc Viện Vi trùng học hải dương Max Planck, nhận thấy tất cả động vật kiếm mồi dưới đáy sông, suối, hồ, biển bằng cách đào bới đều thải ra N
2O vì chúng ăn vi khuẩn chuyển hóa nitơ.
“Các vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong dạ dày của động vật. Điều này khiến chúng tôi ngạc nhiên”, Peter nhận xét. Tất nhiên, lượng N
2O mà động vật dưới nước thải ra không gây tác động lớn đối với thay đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu. Nhưng đối với từng hồ hoặc sông, tác động của N
2O không hề nhỏ.