Jeff Mason
Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã tranh cãi về dự án bị trì hoãn trong một thời gian dài vốn được coi là đối thủ cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ (hệ thống GPS), nhằm thu hồi dự án hàng tỉ Euro trước khi hạn chót vào cuối năm 2007.
Hệ thống định vị Galileo được thiết kế với 30 vệ tinh, đã phải chịu đựng những năm tháng bị “vặn vẹo” bởi những câu hỏi về tính khả thi và giá cả của nó mặc dù Cộng đồng hâu Âu đã thuyết phục rằng nó sẽ tạo ra hàng ngàn công việc và hoàn toàn tách biệt với Hoa Kỳ.
Các bộ trưởng giao thông vận tải tán thành kế hoạch phát triển công nghiêp cho dự án danh tiếng này, nhưng những quốc gia có cơ sở hạ tầng kém hơn lại có ý kiến trái ngược.
Nếu không thể đi đến thoả thuận, cộng đồng chung sẽ đưa vấn đề vào bàn luận trong chương trình nghị sự của hội nghị các nguyên thủ quốc gia EU vào tháng 12. Cộng đồng EU cũng nói nếu cho đến cuối năm nay các nước vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, dự án buộc phải bị huỷ bỏ.
Các bộ trưởng ngân quỹ EU tuần trước đã đồng ý trích nguồn quỹ công cộng không dùng đến, chủ yếu là tiền hỗ trợ nông trang, để bù khoản thâm hụt 2,4 tỉ Euro bất chấp sự phản đối từ phía Đức.
Đức đã ngầm ủng hộ đề xuất cắt giảm hợp đồng của Cộng đồng EU với cả những nhà thầu thủ chốt. Nhưng một số các quốc gia châu Âu khác, bao gồm Tây Ban Nha và Italy vẫn đang tranh cãi về cơ sở trên mặt đất. “Vẫn còn rất nhiều điểm khác nhau”, bộ trưởng giao thông vận tải Đức Tiefensee Wolfgang nói với phóng viên. “Nhưng tôi chắc chắn cho đến hết ngày, chúng tôi sẽ tìm ra đáp án.”
Một quan chức EU cho rằng Tây Ban Nha nhất quyết đòi sở hữu một phần trung tâm điều khiển, trong khi Italy cũng có trong tay một trung tâm như thế lại không muốn Tây Ban Nha nhận được quỹ hỗ trợ.
“Đây không phải là vấn đề giữa Italy và Tây Ban Nha”, theo lời một quan chức EU vào những phút tranh cãi cuối cùng trước khi các bộ trưởng giao thông vận tải gặp mặt. “Đó là một vấn đề nhỏ so với toàn bộ dự án… nhưng cũng thật phức tạp.”
Một nữ quan chức Tây Ban Nha phát biểu rằng Tây Ban Nha muốn đóng góp phần nhiều hơn trong dự án này. “Chúng tôi muốn tham gia vào dự án Galileo nhiều hơn bây giờ”.
Cuộc khủng hoảng của dự án xảy ra sớm hơn trong năm nay sau khi công-xoóc-xiông của các công ty vốn nhận thầu trước đây rút tên ra khỏi dự án do bất đồng về chính trị và sự miễn cưỡng chi trả hoá đơn. Các công ty này bao gồm EADS, Thales và Alcatel-Lucent (Pháp), Inmarsat, Finmeccania (Italy), AENA và Hispasat (Tây Ban Nha) và một nhóm các công ty của Đức trong đó có Deutsche Telekom.
Những người ủng hộ dự án Galileo cho rằng đây là một nền tảng công nghệ thiết yếu cho nền công nghiệp truyền thông và không gian vũ trụ của châu Âu. Trong khi đó, các nhà phê bình lại đặt ra câu hỏi liệu dự án này có thể tồn tại vững vàng về mặt kinh tế trước vị thế vượt trội của hệ thống GPS Hoa Kì và các dự án tương tự của Nga và Trung Quốc.