Giải mã cảm giác stress, cô đơn của sinh viên đại học

  •  
  • 549

Để giúp sinh viên giải tỏa căng thẳng trong học tập, các trường ĐH đã đưa ra nhiều quy định bất ngờ như: Cho phép sinh viên sở hữu động vật "hỗ trợ tình cảm", mở phòng thiền, chơi nhà banh…

Cụ thể, một sinh viên năm nhất của ĐH Bang Washington đã mang một con heo 43kg lên phòng và sinh viên trường Yale đã mang một con nhím đi học. Nhiều trường cũng đã mở phòng thiền cho sinh viên cần chỗ yên tĩnh để xả stress, thậm chí dựng nhà banh cho những ai có nhu cầu.

Con cún cưng này được sinh viên Trường ĐH Công nghệ Georgia, Mỹ mamg theo đi học.
Con cún cưng này được sinh viên Trường ĐH Công nghệ Georgia, Mỹ mamg theo đi học.

Giới phê bình từng lên tiếng về hiện tượng này, cho rằng sinh viên ngày nay thực sự đang được nuông chiều thái quá. Tuy nhiên, họ không nhìn thấu được thực tế rằng hiện nhiều sinh viên phải chịu rất nhiều áp lực: Học phí, chi phí sinh hoạt tăng cao, áo lực học tập không ngừng và căng thẳng từ phía gia đình. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho người Mỹ từ 15-24 tuổi.

Là giáo sư từ Đại học Georgia và cố vấn cho nhiều nhóm sinh viên, ông John A. Knox cho biết suy giảm của sức khỏe tâm thần của sinh viên đã trở thành xu hướng đáng ngại hiện nay.

Theo GS John A. Knox, những người trẻ ngày nay bất hạnh hơn các thế hệ trước. Cụ thể, trong một cuộc khảo sát mới với hơn 20.000 người Mỹ được công bố hồi tuần trước bởi Cigna (một công ty bảo hiểm y tế toàn cầu), nhiều người tâm sự rằng họ rất cô đơn. Người lớn ở độ tuổi 18-22 có số điểm cô đơn cao hơn số người về hưu trong cuộc khảo sát.

Sau cuộc khảo sát 137.456 sinh viên năm nhất, Viện Nghiên cứu Giáo dục Đại học UCLA đã công bố có tới 11,9% trong tổng số người trả lời cho biết họ "thường xuyên" có cảm giác bị trầm cảm trong năm qua; hơn 30% nói rằng họ có cảm giác bất an, lo lắng thường trực.

Câu hỏi lớn là tại sao sinh viên ngày nay lại cô đơn, bất an đến vậy?

Sinh viên đại học cô đơn vì họ lớn lên cùng với sự phát triển của phương tiện truyền thông.
Sinh viên đại học cô đơn vì họ lớn lên cùng với sự phát triển của phương tiện truyền thông.

Sau khi đặt câu hỏi cho các nhà giáo dục và phụ huynh, chuyên gia này nhận được các câu trả lời như sau.

  • Sinh viên ĐH cô đơn vì họ lớn lên cùng với sự phát triển của phương tiện truyền thông. Cho dù họ có sử dụng hay không nhưng trong suốt những năm hình thành tính cách, nó có tác động rất lớn đến xã hội họ sống và cách mọi người tương tác với nhau. Mạng xã hội, internet dễ khiến con người có suy nghĩ mọi người đều có cuộc sống tốt đẹp hơn tôi. Điều này khiến người trẻ tự cô lập mình.
  • Sự cô đơn cũng có thể xuất phát từ việc cha mẹ làm thay quá nhiều cho con trẻ mà không để con tự làm một mình, dẫn tới sự cô đơn khi tự lập. Do nhiều đứa trẻ từ nhỏ đến lớn đều đi cùng cha mẹ trong những chuyến đi xa, nên khi không có cha mẹ, chúng cảm thấy cô đơn.
  • Do trẻ lớn lên trong một gia đình tình cảm khăng khít, gắn bó và sự cô đơn khi đi học ĐH ở xa là điều khó tránh.
  • Cha mẹ có công ăn việc làm bấp bênh, kinh tế không ổn định khiến con cái cảm thấy không an toàn về mặt tài chính, dẫn đến tự tin và cô đơn.
Cập nhật: 07/05/2018 Theo NLĐ
  • 549