Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

  •   52
  • 13.238

Tổ chức Khoa học Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Lăng mộ Tần Thủy Hoàng của Trung quốc là Di sản văn hóa năm 1987.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Di sản văn hóa thế giới tại Trung Quốc

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn thuộng địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 50 km về phía đông. Trên mộ bao bọc bởi một lớp đất đắp nổi cao 76 m, từ Nam đến Bắc dài 350 km, từ Tây sang Đông rộng 354m.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Trên mặt đất xung quanh lăng mộ còn có hai lớp tường thành với diện tích bên ngoài lên tới 2 km2. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở…Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật dài 460m từ Nam sang Bắc rộng 392m, từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Tường bao quanh cao 27m, dày 4m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện tích địa cung là 180.000 m2.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung QuốcĐộ rộng lớn và hoành tráng trong lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Trong lăng mộ từ trên xuống dưới có ba tầng: tầng trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 20.000 m2, trong tẩm cung các nhà khoa học phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức bình thường tới 280 lần.

Ngoài địa cung, có 300 đường hầm với trên 5 vạn cổ vật quan trọng. Trong bộ Sử ký Tư Mã Thiên nổi tiếng đã mô tả việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: “ Khi Tần Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì cho dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của các nơi dâng tặng xuống dưới cất giữ. Lại sai thợ làm máy bắn tên cứ có ai đào lên và đến gần là bắn. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông như Trường Giang, Hoàng Hà và biến lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để đắp đuốc trù tính thế nào để cháy mãi mãi không tắt. Sau khi hoàn thành xong lăng mộ, Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hoàng) sai đóng đường dẫn vào lăng mộ, lấp đắt cả các cửa hầm trôn sống theo tất cả các thợ xây dựng những đoạn cuối cùng của đường hầm. Sau đó cho trồng nhiều cây, cỏ lên trên mộ tạo thành một ngọn đồi".

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung QuốcCác vị tướng, các chiến binh và ngựa chiến bằng đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Hoàng đế Tần Thủy Hoàng hay Tần Doanh Chính (259-210 trước Công nguyên) lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và giành quyền kiểm soát triều chính vào năm 22 tuổi. Năm 221 trước Công nguyên, Tần vương thôn tính 6 nước gồm Sở, Chu, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy và lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Đây là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ngay sau khi lên ngôi Tần vương lúc mới 13 tuổi, Tần Doanh Chính đã huy động 700.000 tù nhân để xây lăng mộ cho mình để đảm bảo sau này được yên giấc ngàn thu. Công trình được xây dựng ròng rã suốt 38 năm.

Bởi khu lăng mộ được ngụy trang như một ngọn đồi nên đã không ai phát hiện nó trong hàng nghìn năm. Cho đến năm 1974, lăng mộ tình cờ được phát hiện khi một người nông dân tìm thấy những mảnh đồ gốm cổ bị vỡ. Tiếp sau đó các cuộc khai quật mở rộng được tiến hành vào các năm 1974, 1985 và 2009.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Năm 1974, một phần hầm mộ được khai quật. Đầu tiên là đường hầm Binh mã, các nhà khảo cổ ước lượng có đến 8000 tượng làm bằng đất sét gồm có quan văn, quan võ, binh lính và ngựa, người hầu của Tần Thủy Hoàng. Năm 1976, hố số 2 được phát hiện cách hố thứ nhất 20m và sau đó hố số 3 cách hố thứ nhất khoảng 25m.

Tuy nhiên việc khai quật lăng mộ gặp rất nhiều khó khăn bởi lớp thủy ngân bao bọc có nồng độ quá lớn, cao hơn so với mức cho phép tới 280 lần. Bên cạnh đó các nhà khoa học còn phải di chuyển một khối lượng đất đá khổng lồ, đồng thời mực nước ngầm trong lòng đất dưới lăng mộ khá cao làm công tác khai quật càng khó khăn.

Các nhà khoa học, các nhà khảo cổ làm việc tại Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng. Sau khi được đưa lên khỏi mặt đất các tượng đất nung phải trải qua một quy trình bảo quản để tránh nứt vỡ sau đó được đưa vào kho có nhiệt độ vào môi trường được duy trì ổn định để bảo quản.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Nhưng việc quan trọng nhất là việc bảo quản các hiện vật sau khi chúng được đưa lên từ lòng đất. Các tượng binh mã khi mới được tìm thấy đều có màu sắc rất riêng nhưng sau thời gian đều bị phai màu hết. Vì vậy các nhà khoa học đã quyết định bảo quản bằng phương pháp “đóng khô” để tránh nứt vỡ, phai màu. Hiện vật đào lên sẽ được đưa ngay vào hầm lạnh khoảng âm 40 độ C để tạo một lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản lâu dài trong kho chứa với những trang thiết bị hiện đại để duy trì nhiệt độ và môi trường bảo quản.

Sau khi được khai quật, các nhà khảo cổ cho biết: Các chiến binh đất nung và đội kỵ binh được dàn trận theo binh pháp nhà Tần. Mỗi chiến binh có chiều cao và khuôn mặt khác nhau, thậm chí biểu hiện trạng thái trên khuôn mặt cũng không giống nhau.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất thế giới và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc

Cập nhật: 22/11/2024 Theo disanthegioi.info
  • 52
  • 13.238