Hãy xem người Hà Lan dịch chuyển vật thể tức thời như thế nào

  •   2,86
  • 9.056

Người Hà Lan đã làm được điều này rồi. Hãy xem cách họ dịch chuyển tức thời vật thể như thế nào.

Công nghệ dịch chuyển tức thời vẫn chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhưng trong tương lai xa ta hoàn toàn có thể có được công nghệ đó, theo như người chỉ đạo nghiên cứu thí nghiệm dịch chuyển đã nói. Không có quy luật vật lý nào ngăn cản chúng ta dịch chuyển những vật thể lớn, kể cả việc dịch chuyển con người, đó là nhận định của giáo sư Ronald Hanson tại Đại học Công nghệ Delft tại Hà Lan.

Không có quy luật vật lý nào ngăn cản chúng ta dịch chuyển những vật thể lớn, kể cả việc dịch chuyển con người.
Không có quy luật vật lý nào ngăn cản chúng ta dịch chuyển những vật thể lớn, kể cả việc dịch chuyển con người.

Ngược lại, theo như quy luật vật lý thì di chuyển với tốc độ ánh sáng là không khả thi. Nhưng khác với di chuyển bằng tốc độ ánh sáng, "Những gì chúng tôi sử dụng để dịch chuyển tức thời là trạng thái của các hạt", giáo sư Hanson nói.

"Nếu bạn tin rằng bản thân mình chỉ là một tập hợp nguyên tử nối liền với nhau theo một cách nhất định, thì chúng ta có thể "dịch chuyển" từ vị trí này sang vị trí khác. Việc thực hành với người thì thực sự là chưa thể. Chưa nhé, vì thế tôi sẽ không loại trừ khả năng ấy bởi lẽ không có định luật vật lý nào ngăn cản việc đó cả".

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Hanson cho thấy việc dịch chuyển tức thời là có thể thực hiện được. Họ đã có thể dịch chuyển được một đoạn thông tin mã hóa vào trong hạt hạ phân tử, chỉ dịch chuyển được với khoảng cách 3 mét nhưng độ tin cậy của nó lên tới 100%. Trong tương lai xa, rất có thể ta sẽ tiến hành được việc này với một sinh vật sống.

Họ đã có thể dịch chuyển được một đoạn thông tin mã hóa vào trong hạt hạ phân tử.
Họ đã có thể dịch chuyển được một đoạn thông tin mã hóa vào trong hạt hạ phân tử.

Việc thử nghiệm thành công là bước đầu cực kì quan trọng để phát triển một mạng lưới máy tính dựa trên tính toán lượng tử, với tốc độ lớn hơn nhiều lần siêu máy tính ngày nay.

Công nghệ dịch chuyển này lợi dụng sự ràng buộc giữa hai "hạt" tạo nên một sự đồng nhất, trạng thái của một hạt có ảnh hưởng ngay lập tức đến hạt còn lại, bất kể khoảng cách của chúng là bao nhiêu.

Làm hạt thứ nhất xoay theo chiều đi LÊN, thì hạt ràng buộc với nó gần như luôn luôn xoay theo chiều XUỐNG. Theo lý thuyết, và nếu như lý thuyết là đúng, thì điều này sẽ xảy ra ngay cả khi hai hạt này ở hai đầu vũ trụ.

Làm hạt thứ nhất xoay theo chiều đi LÊN, thì hạt ràng buộc với nó gần như luôn luôn xoay theo chiều XUỐNG.
Làm hạt thứ nhất xoay theo chiều đi LÊN, thì hạt ràng buộc với nó gần như luôn luôn xoay theo chiều XUỐNG.

Trong thử nghiệm của giáo sư Hanson, ba hạt ràng buộc được sử dụng: một nguyên tử nitro khóa vào trong một tinh thể kim cương cùng 2 electron nữa. Phương pháp dịch chuyển đã chuyển được thông tin về độ xoay của các hạt này ở khoảng cách 3 mét. Bốn trạng thái khác nhau đã được chuyển, mỗi trạng thái được tính bằng một "qubit", một đơn vị thông tin bằng với một "bit" trong tin học.

Mỗi một "bit" thể hiện được 1 trong 2 giá trị, thường là hai số 0 và 1. Nhưng một "qubit" có thể thể hiện được một số 0, một số 1 và trạng thái của các hạt.

Mục tiêu chính của việc dịch chuyển lượng tử này là tạo ra một phiên bản lượng tử của internet., mở rộng mạng lưới ra toàn cầu để ta có thể truyền đi được những thông tin lượng tử. "Chúng tôi đã chứng minh được việc này là hoàn toàn khả thi, thử nghiệm này đã thành công ở mọi lần thử. Đây sẽ là viên gạch đầu tiên để xây dựng nên mạng internet lượng tử", giáo sư Hanson giải thích.

Phương pháp dịch chuyển đã chuyển được thông tin về độ xoay của các hạt này ở khoảng cách 3 mét.
Phương pháp dịch chuyển đã chuyển được thông tin về độ xoay của các hạt này ở khoảng cách 3 mét.

Thông tin lượng tử sẽ được dịch chuyển từ đầu này tới đầu kia, mà không ai có thể ngăn chặn được nó cả. Hy vọng rằng, việc này sẽ trả lời được những phản đối của Einstein về sự dịch chuyển tức thời, và khả năng về việc đưa tín hiệu giữa hai hạt ràng buộc với tốc độ ánh sáng.

"Nhưng rào cản về công nghệ vẫn là cực kì lớn, đó là lý do vì sao chưa có ai làm được cả", giáo sư Hanson kết luận.

Cập nhật: 27/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 2,86
  • 9.056