Hiệu ứng tiến sĩ Fox (tiếng Anh: Dr. Fox effect) cho rằng người nghe có thể bị đánh lừa về trình độ, kiến thức của người giảng nhất là người giảng sử dụng các thủ thuật diễn thuyết làm cho bài giảng của mình có vẻ hay ho.
Hiệu ứng tiến sĩ Fox trong tiếng Anh là Dr. Fox effect.
Hiệu ứng tiến sĩ Fox cho rằng người nghe có thể bị đánh lừa về trình độ, kiến thức của người giảng nhất là người giảng sử dụng các thủ thuật diễn thuyết (ẩn dụ, kể chuyện, ngôn ngữ cơ thể...) làm cho bài giảng của mình có vẻ hay ho.
(Hình minh họa: 42courses.com)
Nội dung của Hiệu ứng tiến sĩ Fox
Trong thí nghiệm này, ba nhà tâm lí học đã cho một nhóm các bác sĩ, nhà tâm lí, nhà hoạt động xã hội, nhà quản lí giáo dục... ngồi nghe một bài giảng về chủ đề “Lí thuyết trò chơi toán và ứng dụng vào giảng dạy y học” (“Mathematical game theory and its application to physician education”).
Thực ra, tiến sĩ Fox này chỉ là một anh diễn viên được ba nhà tâm lí học nói trên thuê về. Anh chàng chỉ được “mớm” cho một số vấn đề cơ bản về lí thuyết trò chơi, còn lại bài giảng chủ yếu là những chiêu trò diễn thuyết.
Như đã trình bày ở trên, người nghe thường nghĩ rằng người diễn thuyết giỏi, đồng thời cho rằng bản thân họ đã học được điều gì đó nếu bài diễn thuyết (bài viết) hấp dẫn (mà không nhất thiết phải có nội dung).
Vì lí do đó, nhiều diễn giả dỏm chuyên kinh doanh nước bọt đã ứng dụng chiêu trò này, sử dụng nhiều từ ngữ hào nhoáng và câu chuyện hay ho để lừa khách hàng. Đây là chiêu trò rất hay được sử dụng trong việc bán khóa học, viết quảng cáo, viết sách hay xây dựng thương hiệu cá nhân.
Do đó, để tránh bị tác động bởi Hiệu ứng tiến sĩ Fox, mọi người cần cẩn trọng hơn khi đánh giá một khóa học hay chuyên gia nào đó. Tốt nhất là mỗi khi nghe giảng hay đọc sách, bạn nên ghi chú lại những thứ mình tiếp thu được, kiểm tra kĩ các con số hay bài báo được nhắc đến, sau đó cố gắng đánh giá lại theo cách khách quan nhất có thể.