Vào đêm 6/6 (giờ Việt Nam), người dân tại nhiều quốc gia đã được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú mang tên nguyệt thực nửa tối.
Còn gọi là mặt trăng dâu tây (Strawberry Moon), đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng tối một phần của Trái Đất (vùng nửa tối), khiến Mặt Trăng bị tối màu đi một chút chứ không tối hoàn toàn. (Ảnh: Subhajit Mitra).
Tại Việt Nam, nguyệt thực nửa tối lần này diễn ra vào 0h45 ngày 6/6, đạt cực đại lúc 2h12 và kết thúc lúc 4h4. (Ảnh: katerina).
Hiện tượng lần này sẽ không thể thấy tại Bắc Mỹ, nhưng có thể được quan sát tại châu Âu, châu Phi, châu Úc và nhiều quốc gia châu Á. Nhiều người dùng Internet đã chia sẻ những hình ảnh ghi lại khoảnh khắc thiên văn thú vị này. (Ảnh: coolstorybexx).
Đây là hình ảnh nguyệt thực nửa tối chụp tại Sandy Lake, tỉnh Manitoba (Canada). Theo các nhà khoa học, nguyệt thực nửa tối lần này có thể khó quan sát nếu không canh đúng thời điểm. (Ảnh: Deb Maluk).
Hình ảnh nguyệt thực được người dùng Twitter tên Kween Katt chụp bằng máy ảnh Canon. (Ảnh: Kween Katt).
Ảnh chụp nguyệt thực nửa tối tại khu vực thành phố London (Anh). (Ảnh: Jeff overs).
Hình ảnh mặt trăng đứng sau một công trình xây dựng tại London. (Ảnh: Phil Verney).
Khác với nhật thực, mọi người hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực bằng mắt thường. (Ảnh: Sabrina).
Nếu muốn chụp lại nguyệt thực, nên chọn những nơi có góc nhìn rộng, thoáng đãng, vùng bầu trời lớn, ít ánh đèn. (Ảnh: Ted Leeming and Morag Paterson).
Nguyệt thực nửa tối chụp tại hồ nước Rutland Water ở Rutland (Anh). Đây là đợt nguyệt thực thứ 2 trong năm 2020, trước đó lần nguyệt thực đầu tiên đã diễn ra vào ngày 10/1. (Ảnh: Richard).
Hai lần nguyệt thực tiếp theo trong năm nay sẽ lần lượt diễn ra vào ngày 5/7 và 30/11, tuy nhiên không phải nơi nào trên thế giới cũng có thể quan sát toàn bộ hiện tượng vào 2 thời điểm trên. (Ảnh: Hồ Tiến Đạt/Cộng đồng Designer Việt Nam).