Hóa thạch khủng long “tí hon”

  •   4,45
  • 1.446

Một nhóm các nhà khoa học từ London, Cambridge và Chicago đã nhận biết và mô tả một trong những sọ khủng long nhỏ nhất từng được phát hiện. Hộp sọ này có độ dài khoảng 45 militmét và thuộc về một con khủng long Heterodontosaurus còn rất nhỏ. Con vật có trọng lượng khoảng chỉ khoảng 200 gam.

Trên số mùa thu, tạp chí Vertebrate Paleontology, các nhà nghiên cứu mô tả những phát hiện quan trọng từ hộp sọ nói trên cho thấy làm cách nào và khi nào ornithischians, họ khủng long ăn cỏ bao gồm Heterodontosaurus, chuyển đổi thói quen từ ăn thịt sang ăn thực vật.

Đồng tác giả Laura Porro, nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ tại Đại học Chicago cho biết: “Rất có thể tất cả khủng long đều tiến hóa từ tổ tiên ăn thịt. Vì Heterodontosaurus là một trong những loài khủng long ăn thực vật đầu tiên, chúng có thể đem lại thông tin về quá trình chuyển đổi từ tổ tiên ăn thịt sang con cháu ăn thực vật”.

Bà nói thêm: “Hộp sọ này cho thấy những con khủng long tại thời điểm đó vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi”.

Heterodontosaurus sống vào thời kỳ đầu kỷ Jura (khoảng 190 triệu năm trước) tại Nam Phi.Heterodontosaurus trưởng thành có kích thước như gà tây, có độ dài 3 phút và nặng khoảng 5 đến 6 pao.

Vì hóa thạch của chúng rất hiếm, hiểu biết về Heterodontosaurus và những loài họ hàng rất hạn chế so với những nhóm khủng long về sau.

Porro, người đang thực hiện luận án tốt nghiệp tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của David Norman, nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge đồng thời là tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Hiện chỉ có 2 hóa thạch của khủng long Heterodontosaurus trưởng thành tại Nam Phi. Đã từng có tin đồn về hóa thạch hộp sọ của Heterodontosaurus trẻ trong Bảo tàng Nam Phi, nhưng chưa từng ai đề cập đến”.

Porro đã đến Bảo tàng Nam Phi Iziko, Cape Town, để xem xét những hóa thạch của khủng long trưởng thành. Tại đó, bà đã xem xét bộ sưu tập của bảo tàng. Bà đã phát hiện thêm 2 hóa thạch heterdontosaur, bao gồm hộp sọ của một khủng long con, trong những vật liệu được tìm thấy trong những lần khai quật năm 1960.

Hàm răng cho thấy Heterodontosauru là loài ăn tạp phụ động: răng nanh được sử dụng để phòng vệ hoặc thêm những động vật nhỏ như sâu bọ vào khẩu phần ăn chủ yếu là thực vật. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử tự nhiên)

Bà cho biết: “Đầu tiên tôi không nhận ra đó là một hóa thạch khủng long. Những khi lật ngược lại tôi thấy hai hốc mắt nhìn thẳng vào mình thì tôi biết chính xác vật mình đang cầm trên tay”.
Tác giả chính của nghiên cứu, Richard Butler thuộc Bảo tầm lịch sử tại London cho biết: “Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng vì đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể nghiên cứu quá trình phát triển của Heterodontosaurus. Khủng long Heterodontosaurus con có đôi mắt khá to và mũi ngắn so với khủng long trưởng thành. Những khác biệt này tương tự như những gì chúng ta thấy giữa chó con và chó trưởng thành”.

Là một chuyên gia về cơ chế ăn, Porro đặc biệt quan tâm đến bộ răng. Heterodontosaurs có một bộ răng khá kỳ lạ, với răng nanh lớn ở hàm trước và những răng hàm cùn ở phía sau. Bộ răng của hầu hết các động vật bò sát chỉ thay đổi chút ít dọc theo chiều dài của hàm.

Bộ răng kỳ lạ này đã tạo ra những tranh luận về thức ăn của Heterodontosaurus. Một số nhà khoa học cho rằng Heterodontosaurus là động vật ăn tạp, chúng sử dụng hàm răng nhiều hình dáng của mình để ăn cả thực vật và động vật nhỏ. Những người khác cho rằng Heterodontosaurus là động vật ăn cỏ và những răng nanh là biểu hiện của giới tính – chỉ xuất hiện ở những con đực, giống như lợn lòi ngày này. Trong trường hợp đó, răng nanh có thể được sử dụng như vũ khí khi tranh chấp bạn tình hoặc lãnh thổ.

Porro và các đồng nghiệp nhận thấy rằng khủng long nhỏ đã có bộ răng nanh phát triển đầy đủ.
Butler cho biết: “Thực tế rằng những răng nanh xuất hiện sớm cho thấy đó không phải là một biểu hiện giới tính vì những đặc điểm như vậy thường xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những răng nanh được sử dụng như vũ khí tự vệ chống lại động vật săn mồi, hoặc để thỉnh thoảng thêm những động vật nhỏ như sâu bộ, động vật có vú nhỏ hoặc động vật bò sát vào bữa ăn chủ yếu là thực vật – hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là “ăn tạp phụ động”.

Tuy nhiên nghiên cứu cũng tạo ra một bí ẩn mới. Với sự trợ giúp của máy quét tia X và CT, Porro phát hiện không hề có sự thay răng ở hộp sọ của khủng long trưởng thành và khủng long con.

Hầu hết động vật bò sát, bao gồm thằn lằn và cá sấu ngày nay, và khủng long thay răng nhiều lần trong đời, do đó chúng luôn có hàm răng sắc. Ngược lại, hầu hết động vật có vú thay rằng một lần trong đời, cho phép hàm răng trên và dưới phát triển thành một bộ răng khít và hoàn chỉnh.

Heterodontosaurus có vẻ giống động vật có vú hơn, không chỉ ở hàm răng nhiều hình dạng mà đồng thời ở đặc điểm thay răng chậm. Các tác giả kết luận: “Thay răng xuất hiện trong giai đoạn phát triển, tuy nhiên, không hề có bằng chứng về sự thay răng ở cả mẫu vật khủng long trưởng thành và khủng long con”.

Nghiên cứu được Hiệp hội hoàng gia, Đại học Cambridge, và Quỹ Gates Cambridge Trust tài trợ.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
  • 4,45
  • 1.446