Huttusa, thủ đô của đế chế Hittile

Di sản văn hóa thế giới tại Thổ Nhĩ Kỳ
  •  
  • 1.766

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Huttusa- thủ đô của đế chế Hittile của Thổ Nhĩ Kỳ là Di sản văn hóa thế giới năm 1986.

Huttusa là một thành phố tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngày nay nằm trong địa phận phía Bắc Thủ đô Ankarra – thủ đô của đế chế Hittile.
Đế chế Hittile đã từng tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Những minh chứng về một thành phố đã tồn tại và biến mất chỉ còn là những đền thờ, những khu nghĩa trang tôn giáo và những trụ gạch phù điêu. Đế chế Hattusa đã gây ảnh hưởng lớn về văn hóa trong một khu vực rộng lớn kéo dài từ Anatolia đến tận miền Bắc Syria trong khoảng 200 năm.

Huttusa là một thành phố tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngày nay nằm trong địa phận phía Bắc Thủ đô Ankarra – thủ đô của đế chế Hittile.

Đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những dấu vết của nền văn minh Hittite và cũng từ đây các cuộc khai quật được thực hiện. Đống đổ nát của Hattusa - thủ đô của đế quốc Hittite đã được phát hiện tại một địa điểm cách Ankara 150km về phía Đông. Trong số các di vật tìm được, có một tấm đá hoa cương, khắc bản hiệp định hòa bình giữa Heittite và Ai Cập. Bản hiệp định này được vua Hattusili III và Pharaoh Ramses II ký năm 1285 trước Công nguyên, sau trận giao chiến giữa hai bên ở Kadesh. Đây chính là điều ước quốc tế cổ xưa nhất trong lịch sử nhân loại.

Đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những dấu vết của nền văn minh Hittite và cũng từ đây các cuộc khai quật được thực hiện. Đống đổ nát của Hattusa - thủ đô của đế quốc Hittite đã được phát hiện tại một địa điểm cách Ankara 150km về phía Đông.
Dấu tích về thành phố Hattusha - thủ đô của đế chế Hittile tại Thổ Nhĩ Kỳ

Đến nay, người ta đã thu thập được khoảng 30.000 phiến đá có khắc chữ Hittite. Việc giải mã các ký tự này đưa các nhà khảo cổ tìm lại một nền văn minh rực rỡ, với nhiều điểm lạ trong nghi lễ và hệ thống tổ chức nhà nước.

Người Hittite là một dân tộc Anatolia (Tiểu Á) cổ đại, một tộc người nói ngôn ngữ Anatolian, một ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Họ đã thành lập một vương quốc trung tâm tại Hattusa (Hittite URUḪattuša) ở miền Bắc-Trung Anatolia, trên cao nguyên miền Trung Anatolia, vào khoảng thế kỉ 18 trước công nguyên. Đế chế Hittite đạt tới đỉnh cao của nó vào khoảng thế kỷ 14 TCN. Các nhà lịch sử cho rằng vào khoảng năm 1180 TCN, đế chế tan rã thành nhiều thành phố "Tân Hittite" độc lập. Một số còn tồn tại tới tận thế kỉ thứ 8 TCN.

Dù đã bị thời gian tàn phá, những gì còn lại của Hattusa là minh chứng cho sự tồn tại của một thành phố được xây dựng rất quy củ với các tòa nhà kiên cố bằng đá, các đền đài tráng lệ.

Vương quốc Hittite thường được gọi là vùng đất của Hatti bởi những người dân Hittites.Tên chính xác là "vùng đất của thành phố Hattusa".

Mặc dù thuộc thời kì đồ đồng nhưng người Hittite lại là những công dân đầu tiên của thời kì đồ sắt. Sự phát triển của việc sản xuất sắt được tìm trong thời kỳ này dựa trên những phát hiện khảo cổ học có niên đại vào khoảng thế kỉ 14 TCN.

Theo sử sách ghi lại thì vương quốc Hittite thường được chia làm 3 thời kì gồm: Thời kỳ Cổ vương quốc Hittile ( 1750-1500 TCN); trung Vương Quốc Hittile (1500-1430 TCN); tân Vương quốc ( 1430-1180 TCN).

Vương quốc cổ với trung tâm đại Hattusa đạt tới độ hoàng kim vào khoảng thế kỷ 16 trước công nguyên.

Thành phố này rất nổi tiếng với những trụ cổng phù điêu, được tạo tác từ những khối đá nặng hàng tấn.

Nhiều hiện vật bằng gốm ở Hattusa cho thấy cuộc sống sung túc, cũng như trình độ chế tác đồ thủ công điêu luyện của cư dân thành phố.

Nhưng di sản vĩ đại nhất mà các nhà khảo cổ tìm được ở thành phố này là khoảng 30.000 phiến đá có khắc chữ Hittite.
Những công trình ghi dấu ấn ấn một thời hoang kim của nền văn minh nay đã biến mất

Trước đó, trong suốt thế kỷ 15 TCN, Hittite rơi vào thời kì tăm tối. Sau đó đã được khôi phục dưới triều đại của Tudhaliya từ khoảng năm 1400 TCn. Dưới thời Suppiluliuma I và Mursile II, đế quốc đã được mở rộng ra hầu hết Anatolia và một phần của Syria và Canaan, do đó, tới năm 1300 TCN, đế chế đã tiếp giáp vùng ảnh hưởng của Ai cập, dẫn đến trận chiến không phân thắng bại tại Kadesh năm 1274 TCN.

Nội chiến và sự tranh giành ngai vàng, kết hợp với các mối đe dọa bên ngoài làm suy yếu Hittite vào khoảng năm 1160 trước Công nguyên, đế chế đã sụp đổ. Thời kỳ tân vương quốc " Tân Hittile" thành lập một loạt các bang nhỏ, dưới sự cai trị của vương quốc Assyria, đã tồn tại đến khoảng năm 700 TCN.

Đây là nguồn tư liệu vô giá, giúp giải mã những ẩn số về một nền văn minh rực rỡ, với nhiều điểm lạ trong nghi lễ và hệ thống tổ chức nhà nước.

Huttusa, thủ đô của đế chế Hittile được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (i), (ii), (iii), (iv)

Tiêu chí (i): Huttusa, thủ đô của đế chế Hittile là địa điểm còn lưu lại những dấu ấn thành tựu nghệ thuật vô cùng độc đáo.

Tiêu chí (ii): Huttusa, thủ đô của đế chế Hittile đã gây một ảnh hưởng lớn tới sự phát triển văn hóa của những vùng lân cận trong một khoảng thời gian dài.

Tiêu chí (iii): Các dấu tích về cung điện, đền thờ, nghĩa địa còn lại tại đây là minh chứng cho một nền văn minh đã từng phát triển rực rỡ và nay đã không còn.

Tiêu chí (iv): Một vài các công trình kiến trúc ở đây hiện vẫn được bảo tồn khá tốt là những tuyệt tác kiến trúc từ hàng nghìn năm trước.

Hattusa đã hưng thịnh trong nhiều thế kỷ, là nơi sinh sống của khoảng 50.000 vào lúc phát triển nhất. Sau đó, thành phố này dần dần suy tàn và hoang phế cùng với sự diệt vong của đế chế Hittite khoảng 1.200 năm TCN.

Đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ đã tái phát hiện ra Hattusa, khi đó đã bị vùi lấp dưới một lớp đất dày.

Tuy đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với ảnh hưởng của thời gian và khí hậu nhưng nhiều công trình và tượng đá ở đây vẫn còn trong tình trạng nguyên vẹn và được bảo quản tốt.

Theo disanthegioi.info
  • 1.766