Rắn là loài động vật bò sát không có gì xa lạ với con người nhưng xung quanh chúng lại tồn tại biết bao "bí mật" mà không phải ai cũng biết.
Nếu muốn di chuyển sang 1 cây khác mà không phải leo xuống chúng sẽ… bay.
Các nhà khoa học đã tìm hiểu tại sao rắn có thể tung mình trong không trung ở khoảng cách dài. Bí quyết của chúng nằm ở động tác trượt mình trong suốt quá trình trên không.
Những con rắn đã tự làm dẹt cơ thể mình và tạo thành hình những đợt sóng ở tốc độ cao. Hay chúng có thể biến toàn bộ cơ thể thành những chiếc cánh liên tục chuyển động và thay đổi hình dạng, tạo ra hiệu ứng khí động để có thể di chuyển như bay.
Một nghiên cứu trong tháng 2/2009 đã cho thấy rắn chuông mẹ thường ăn thịt những rắn con đã chết. Chúng cũng ăn khoảng 11% số trứng.
Lý giải nguyên nhân trên, các nhà khoa học tại Đại học Granada, Tây Ban Nha cho biết, "một con rắn mẹ có thể phục hồi năng lượng đã mất trong quá trình sinh sản mà không cần phải đi kiếm thức ăn, một hoạt động nguy hiểm đòi hỏi thời gian và tốn rất nhiều năng lượng".
Các nhà nghiên cứ đến từ Đại học Toronto đã ghi lại hình ảnh và theo dõi toàn bộ những gì diễn ra. Theo đó, loài rắn chúa di chuyển miệng của nó lên con mồi, tiếp đó nén xương sống lại giống như chiếc đàn xếp để con mồi trôi xuống.
Nhờ hệ xương hàm có nhiều khớp động và dây chằng cực kỳ đàn hồi nên rắn có thể há miệng rất to.
Những con trăn trưởng thành có thể không cần ăn cả tháng trời. Nhưng một khi chúng đã ăn thì sẽ không lãng phí bất kỳ thứ gì.
Cơ thể chúng đã phát triển một hệ thống hút canxi từ bộ xương của con mồi, tạo ra bữa ăn nhiều chất dinh dưỡng. Nhờ thế mà trăn có khả năng nhịn ăn kéo dài.
Người ta làm thí nghiệm bỏ đói một con trăn mắt võng, 30 tháng sau nó mới chết. Trong khi đó khả năng chịu đói của các loài rắn khác kém hơn đôi chút: rắn sọc dài nhịn ăn được 660 ngày, rắn đuôi kêu 630 ngày, rắn lục rousell 355 ngày, rắn nước khoang cổ 216 ngày...
Chúng thường nhắm tới rất nhiều điểm trên cơ thể con mồi, đặc biệt là mắt. Khi bị trúng độc nếu không được điều trị kịp thời, nạn nhân sẽ bị mù.
Ngoại trừ một vài con có khả năng đặc biệt để săn mồi vào ban ngày, hầu hết các loài rắn đều không nhìn rõ. Điều thú vị là rắn hổ mang có giác quan nhạy đến nỗi chúng có thể nhằm trúng mắt kẻ thù để phóng độc cho dù thị giác kém.
Sự co cơ, ép tuyến nọc độc của rắn hổ mang làm cho dòng nọc độc đi ra răng nanh và phun xa gần 2 mét
Với chiều dài chưa đầy 10 cm và mỏng như sợi mì spaghetti, con rắn này đã đoạt vương miện là loài rắn nhỏ nhất trong tổng số gần 3.100 loài rắn được con người biết đến.
Nó bé đến nỗi có thể nằm nghỉ ngơi thoải mái trên đồng 25 xu của Mỹ.
Một nhà khoa học người Mỹ đã phát hiện ra loài rắn này vào năm 2008 trên đảo Barbados, phía tây Caribê. Theo các nhà khoa học, món ăn khoái khẩu của chúng là mối và ấu trùng.