Làm thế nào để sống sót trước một vụ nổ lựu đạn?

  •   3,65
  • 6.335

Lựu đạn nổ sẽ gây sát thương bằng các mảnh vỏ, sóng xung kích hoặc các thành tố sát thương được nhồi nhét vào bên trong (bi sắt, các mảnh kim loại,...). Liệu con người có cơ may sống sót nào khi đối mặt với một quả lựu đạn sắp phát nổ hay không?

Chắc hẳn không ít lần, mỗi khi xem một bộ phim hành động Hollywood, bạn tự hỏi: nơi nào tốt hơn để tránh một quả lựu đạn sắp nổ? Liệu nhảy xuống nước có an toàn hơn ở trên mặt đất không? Hôm nay chúng ta cùng phân tích về khả năng sống sót trong những tình huống cụ thể nhé.

Vụ nổ lựu đạn
Cấu tạo của 1 quả lựu đạn

Trước tiên hãy tìm hiểu qua một chút về lựu đạn cầm tay. Loại vũ khí này có cấu tạo không quá phức tạp, bao gồm vỏ, thuốc nổ và kíp nổ. Ở trạng thái bình thường, chốt an toàn giữ mỏ vịt không cho mỏ vịt bật lên, đầu mỏ vịt giữ đuôi kim hỏa, kim hỏa ép lò xo lại.

Cơ chế hoạt động của lựu đạn cầm tay
Cơ chế hoạt động của lựu đạn cầm tay

Khi rút chốt an toàn, đuôi kim hỏa bật lên đầu mỏ vịt rời khỏi đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bung ra đẩy kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, khi thuốc cháy hết phụt lửa vào kíp làm nổ kíp nổ lưu đạn. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng từ 2-6 gạiây, tạo cho người ném thời gian để ẩn nấp, nhưng đồng thời cũng cho kẻ địch cơ hội để chạy trốn, hoặc thậm chí là nhặt lựu đạn ném ngược trở lại.

Lựu đạn nổ sẽ gây sát bằng các mảnh vỏ, sóng sung kích...

Lựu đạn nổ sẽ gây sát thương bằng các mảnh vỏ, sóng xung kích hoặc các thành tố sát thương được nhồi nhét vào bên trong (bi sắt, các mảnh kim loại,...). Các thí nghiệm cho thấy: nếu ta nằm trên mặt đất, hướng chân về phía tâm nổ từ khoảng cách ít nhất 5 mét thì nguy cơ bị trúng mảnh văng giảm đi rõ rệt. Trong khi đó, sức cản dưới nước cao hơn nhiều so với của không khí, vì vậy các mảnh lựu đạn, và thậm chí cả đầu đạn cũng không thể đi xa được dưới nước.

Viên đạn dưới nước toàn toàn mất tác dụng
Viên đạn dưới nước toàn toàn mất tác dụng

Tuy nhiên, lựu đạn nổ gây ra sóng xung kích. Nó dễ bị tiêu tán trên mặt đất, trong không khí, còn khi ở dưới nước thì lại muôn phần nguy hiểm vì môi trường nước có mật độ dày đặc hơn không khí, sóng xung kích dễ dàng lan truyền với vận tốc lớn và mang năng lượng đó đi xa hơn. Cơ thể chúng ta có thể được xem như một quả bóng bay chứa cả không khí (phổi) và chất lỏng (máu, nước).

Sóng xung kích dễ bị tiêu tán trong không khí
Sóng xung kích dễ bị tiêu tán trong không khí

Trong thí nghiệm với những quả bóng bay các bạn sẽ thấy rất rõ điều đó: quả pháo nổ trong không khí đã không làm biến dạng bóng bay, nhưng sóng xung kích dưới nước rõ ràng có tác động không nhỏ lên các quả bóng. Dù không quả bóng nào bị ép vỡ nhưng chúng ta đều có thể tưởng tượng được nếu tim, phổi trong cơ thể người bị biến dạng đến như vậy thì hậu quả sẽ nguy hiểm đến thế nào.

Điều này có nghĩa rằng: nếu quả lựu đạn phát nổ trong nước mà bạn ở cách đó dưới 5 mét thì chắc chắn không có cơ hội sống sót.


Sống sót trước một vụ nổ lựu đạn như thế nào?

Vậy câu trả lời là gì?

Nếu lựu đạn nổ trên cạn - đừng cố gắng làm anh hùng. Hãy nhanh chân tìm nơi trú ẩn hoặc góc khuất, vật che chắn như gầm bàn, cánh cửa. Giả sử đang ở chỗ trống thì bạn hãy nằm ngay xuống, hướng chân về phía tâm nổ và cầu cho càng ít mảnh văng vào người càng tốt. Nếu may mắn gần đó có bể nước, ao hồ thì càng tốt hơn nữa, hãy nhanh chân nhảy xuống, nín thở và chờ lựu đạn nổ xong mới ngoi lên.

Trong trường hợp bạn và lựu đạn cùng ở dưới nước thì khác. Lúc này hãy cố gắng bơi ra càng xa càng tốt, hoặc tìm cách trồi cả người lên trên mặt nước trước khi nó phát nổ.

Cập nhật: 20/04/2016 Theo genK.vn
  • 3,65
  • 6.335