Lần đầu công bố ảnh những sinh vật to lớn kì bí ở Úc hơn 150 năm trước

  •  
  • 6.005

Cảng Sydney nước Úc từng có những sinh vật vĩ đại, ẩn mình dưới đại dương sâu thẳm.

Australian Museum là bảo tàng lâu đời nhất ở Úc, với danh tiếng đạt tầm quốc tế trong các lĩnh vực lịch sử tự nhiên và nhân học. Vào ngày 16/2/2019 sắp tới, bảo tàng sẽ lần đầu công bố ảnh chụp của hơn 15.000 mẫu vật được trưng bày trong giai đoạn 1857 - 1890. Triển lãm này mang tên "Capturing Nature", nghĩa là chụp lại những điều đáng kinh ngạc nhất của tự nhiên.

Dù gần 1 tháng nữa triển lãm mới chính thức diễn ra, nhưng Bảo tàng Úc đã hé lộ trước một vài hình ảnh xưa cũ và chúng thật sự gây sửng sốt. Đó là các ảnh chụp lại các loài sinh vật vĩ đại ẩn mình dưới đáy đại dương, rồi do nhiều lí do mà chúng bị dạt vào cảng Sydney.

Độ quý hiếm và kích cỡ của những con vật này là điều mà hậu thế chúng ta rất hiếm khi nhìn hấy. Đại diện của Bảo tàng nước Úc cho biết: "Triển lãm Capturing Nature là một sự kiện đặc biệt, không chỉ ghi lại những thành tựu khoa học ở Úc vào thế kỉ trước mà còn chứng minh sự kì diệu của chiếc máy ảnh - một trong những phát minh hữu ích nhất của con người".

Mời bạn cùng chiêm ngưỡng những tấm hình mà Bảo tàng nước Úc đã giữ kín hơn 150 năm qua!

Phần xương này thuộc về vây của một con cá voi lưng gù.
Phần xương này thuộc về vây của một con cá voi lưng gù. Có thế thấy kích thước của nó vô cùng lớn so với nhân viên bảo tàng đứng bên cạnh.

Bộ xương của Cá voi mõm khoằm, đặt bên ngoài bảo tàng.
Bộ xương của Cá voi mõm khoằm, đặt bên ngoài bảo tàng.

Một con cá mặt trời bắt được từ cảng Sydney năm 1882
Một con cá mặt trời bắt được từ cảng Sydney năm 1882, sau đó nhiều người phải hợp sức mới có thể kéo nó vào bên trong bảo tàng.

Đây là một con rùa da - loài bò sát lớn thứ tư trên Trái Đất sau 3 loài cá sấu.
Đây là một con rùa da - loài bò sát lớn thứ tư trên Trái Đất sau 3 loài cá sấu. Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác vì không có mai. Thay vào đó, lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn.

Hàm cá mập trắng.
Hàm cá mập trắng.

Một con cá nạng hải (Manta Alfredi)
Hướng dẫn viên bảo tàng Gerald Krefft chụp hình với mẫu vật mới - một con cá nạng hải (Manta Alfredi). Chúng có kích thước lớn nhất nhà cá đuối.

Phần đầu của một con cá voi tấm sừng.
Phần đầu của một con cá voi tấm sừng. Nó không có răng, thay vào đó là tấm sừng để lọc thức ăn trong nước.

Bộ sưu tập mẫu vật cá từ những năm 1870.
Bộ sưu tập mẫu vật cá từ những năm 1870.

Mẫu vật nhồi xác một con cá heo.
Mẫu vật nhồi xác một con cá heo. Điều khó hiểu là 2 chiếc ủng (và một phần chân) ở 2 đầu bàn... Có lẽ ảnh chụp gặp vấn đề kĩ thuật nào đó.

Cập nhật: 23/01/2019 Theo helino
  • 6.005