Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

  •   3,97
  • 19.722

Cho tới hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được Siphonophores là một loài sinh vật hay nhiều loại sinh vật cấu thành.

Cá voi có thể là loài động vật lớn nhất trên thế giới, nhưng bạn có biết, Siphonophores lại được cho là loài vật kỳ lạ nhất trên thế giới.

Siphonophores - sinh vật kỳ lạ khiến giới khoa học đau đầu

Sở dĩ chúng được gọi như vậy là bởi siphonophores trông giống sứa nhưng thuộc chủng Cnidaria - nhóm động vật "lai tạp" giữa san hô, sứa biển và cũng là một trong những loài dài nhất thế giới - khoảng 50m.

Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

Siphonophores mang một vẻ đẹp lạ lùng, trông giống như những bông hoa của đại dương. Loài sinh vật này có thân hình dài, mỏng, nhìn trong suốt, cư trú nhiều nhất ở vùng biển thuộc Bồ Đào Nha.

Một vài loài biến thể khác của Siphonophores khi sống ở những vùng nước sâu và tối thường có màu da cam hoặc đỏ vô cùng đặc biệt.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở Siphonophores khiến giới khoa học đau đầu đó là, chúng là một sinh vật hay nhiều sinh vật. Bởi lẽ, Siphonophores không phải là một sinh vật đơn độc mà là một quần thể tập hợp chung của nhiều cá thể nhỏ, gọi là zooids.

Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

Mỗi Zooids có nhiệm vụ riêng (như tự vệ, sinh sản, ăn...) góp phần vào cả quần thể nhưng phải dựa vào nhau để tồn tại, cùng nhau thực hiện chức năng sinh tồn.

Điểm đặc biệt là dù tất cả zooids đều có thể tách rời khỏi quần thể nhưng toàn bộ cá thể siphonophores vẫn phát triển từ một trứng độc lập.

... và những phân loài Siphonophores không thể độc đáo hơn...

1. Apolemia uvaria

Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

Apolemia uvaria thường được gọi là sứa dây thép gai, sống ở sâu dưới đáy biển. Dài khoảng 3m, đường kính 2-5cm, sinh vật này còn sở hữu một chuỗi xúc tu màu hồng, trắng co cụm lại với nhau. Toàn bộ xúc tu được "cất giấu" ở phần phía trước của bụng và sẽ "bung" ra khi nhắm được con mồi.

Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

Khi phát hiện động vật giáp xác hay cá nhỏ, những xúc tu này phát sáng và thay đổi màu liên tục nhằm thu hút đối phương. Ngay khi con mồi vào tầm ngắm, những xúc tu sẽ bật tung, đồng thời tiêm một chất vào cơ thể khiến con mồi tê liệt.

Có một điều đặc biệt nữa ở loài này là khi bị quấy rầy, chúng trở nên cáu kỉnh bằng cách đổi màu sang thành xanh lá cây hoặc xanh xám.

2. Physalia physalis

Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

Physalia physalis là một phân loài Siphonophores, cư trú nhiều tại vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới của Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

Loài vật này thường có màu xanh đậm, trong suốt như chiếc giấy bóng kính với cánh buồm cứng nhỏ ở phía trên giúp đón gió và di chuyển trên mặt biển. Kích thước trung bình của Physalia physalis dài khoảng 9 - 30cm, khi kéo dãn cơ thể lên tới 15cm trên mặt nước.

Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

Đặc biệt hơn, loài sinh vật này là loài ăn thịt. Chúng săn sinh vật phù du bằng những xúc tu chứa chất độc. Khi phát hiện con mồi, Physalia physalis sẽ tiếp cận và phóng những zooids của mình ra thật nhanh và khéo léo, đồng thời kéo con mồi về phía mình. Lượng chất độc mà loài vật này phóng ra chỉ đủ hạ gục con mồi chứ không đủ gây hại cho ta bởi chúng không thể đi qua da được.

3. Marrus orthocanna

Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

Marrus orthocanna là một loài sứa ống - một động vật gồm tổ hợp phức tạp các zooids. Marrus orthocanna thường cư trú ở vùng nước Bắc Cực, Bắc Băng Dương, Tây Thái Bình Dương, Bắc Đại Tây Dương, ở độ sâu 200 - 800m dưới biển.

Độ sâu nhất mà các chuyên gia phát hiện được ở loài này là khoảng 2.000m, với nhiệt độ nước khoảng 4 độ C, rất khó để một ánh sáng từ mặt nước xâm nhập vào môi trường sống của chúng.

Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

Marrus orthocanna dài từ 1,8 - 2m, bơi một cách độc lập giữa đại dương bao la, cơ thể xếp theo một dây trụ dài. Một đầu là phao nổi giống như túi phao chứa khí màu cam.

Phần sau cơ thể là các chuông bơi, trong suốt, có màu đỏ. Cấu tạo dạng chuông này sẽ giúp Marrus orthocanna di chuyển nhanh và chính xác.

Loài sinh vật "đẹp tuyệt trần" khiến giới khoa học đau đầu

Khi những chiếc chuông co lại, nước bị phóng ra ngoài, tạo lực đẩy giúp cá thể sứa tiến xa hơn. Sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp Marrus orthocanna di chuyển tiến lùi, sang trái sang phải một cách dễ dàng.

Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,97
  • 19.722