Ở thời điểm mọi thứ đều tăng giá, trứng là lựa chọn hoàn hảo khi hợp túi tiền còn cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng và đánh bại bệnh tật.
Rob Hobson, trưởng bộ phận Dinh dưỡng của Healthspan – công ty chuyên cung cấp vitamin, khoáng chất và chất bổ sung sức khỏe hàng đầu Anh, đánh giá trứng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất mà mọi người nên đưa vào chế độ ăn uống.
“Chúng tương đối rẻ và cực kỳ linh hoạt, có thể trở thành món ăn hoàn hảo dù bạn ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Điều làm nên điểm đặc biệt của trứng là sơ đồ dinh dưỡng của chúng”, ông Hobson nói.
Trứng là thực phẩm ngon, bổ và rẻ.
Bỏ qua lòng đỏ, một khẩu phẩn hai quả trứng cung cấp gần như mọi loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, trừ vitamin C và B3.
Dưới đây là những lý do mà Rob Hobson đưa ra để khẳng định trứng xứng đáng với danh xưng “siêu thực phẩm”:
Nguồn protein dồi dào
“Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, đặc biệt phù hợp với người ăn chay”, Hobson cho biết.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, protein giúp người ăn no lâu và có thể hỗ trợ giảm cân. Có nghiên cứu chỉ ra ăn trứng vào bữa sáng có thể hạn chế hơn 400 calo nạp vào cơ thể trong ngày.
Bên cạnh đó, protein cũng giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp đối với những người thường xuyên tập luyện thể hình.
“Bạn cần một bữa ăn nhẹ sau khi tập luyện? Tại sao không thử một quả trứng luộc hay chiếc bánh mì kẹp trứng? Đồ ăn nhẹ có hàm lượng protein cao cũng là lựa chọn tốt cho những người muốn kéo dài thời gian giữa các bữa ăn vì chúng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Những loại đồ ăn có đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến dẫn đến sụt giảm năng lượng, cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn”, ông Hobson phân tích.
Trứng cung cấp lượng protein dồi dào.
Vitamin D trong trứng có thể giúp cơ thể chống lại một số bệnh tật. Chỉ với 2 quả trứng chứa đến 29% lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Dù vậy, ánh nắng Mặt trời vẫn là nguồn cung cấp vitamin D chính cho con người. Thời gian tốt nhất để bổ sung vitamin D là từ tháng 10 đến tháng 3, khi ánh nắng Mặt trời dịu hơn.
“Ngoài việc đảm bảo xương chắc khỏe, các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng vitamin D thấp liên quan đến một số tình trạng y tế, bao gồm một số loại bệnh ung thư, bệnh tim và bệnh đa xơ cứng. Trứng cũng là nguồn giàu chất chống oxy hóa choline, có thể giúp chống lại chứng mất trí nhớ. Thêm vào đó, chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, đều được tìm thấy trong trứng, có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, một nguyên nhân lớn của chứng mù lòa”, chuyên gia người Anh chia sẻ.
Bắt đầu bước vào những tháng lạnh, ông Hobson khuyên nên thêm trứng vào chế độ ăn uống.
Theo đó, nhiều chất dinh dưỡng trong trứng; gồm vitamin A, D, E và các khoáng chất như kẽm, selen, sắt; hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế những bệnh thường gặp ở mùa đông như cảm lạnh...
“Vitamin E, sắt, kẽm và selen cần thiết để tạo ra các kháng thể chống lại nhiễm trùng trong cơ thể”, ông nói thêm.
Trước đây, trứng được cho là nguyên nhân cholesterol tăng cao, dẫn đến lời khuyên mọi người nên hạn chế tiêu thụ trứng trong chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, ông Hobson giải thích rằng trên thực tế có rất ít bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ trứng với nguy cơ về bệnh tim mạch.
“Giờ đây, chúng ta biết rằng cholesterol trong chế độ ăn uống không nhất thiết làm tăng cholesterol trong máu. Các nghiên cứu cho thấy một số trường hợp, cholesterol trong chế độ ăn uống từ trứng có thể làm tăng mức cholesterol ‘tốt’, có thể giúp chống lại bệnh tim mạch. Đối tượng duy nhất cần phải lưu ý khi ăn trứng là những người mắc chứng rối loạn di truyền, bệnh tăng cholesterol có tính chất gia đình hoặc một biến thể gene được gọi là ApoE4 khiến mức cholesterol trong máu cao”, chuyên gia tiết lộ.
Cholesterol trong trứng tốt cho sức khỏe.
Cuối cùng, ông Hobson cho biết trứng càng lớn thì chất dinh dưỡng càng cao.
Người bị tiểu đường
Kết quả thể hiện rõ, số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 (thường xuất hiện ở người trưởng thành) nếu thường xuyên ăn hơn 2 quả trứng mỗi tuần thì bệnh tình sẽ ngày càng tồi tệ và nghiêm trọng hơn. Mức nguy hiểm đó có thể tăng lên 60% so với mức bình thường ở nam giới trong khi ở phụ nữ là 77%. Tuy nhiên, nếu ăn 1 quả/tuần thì không có ảnh hưởng gì. Chính vì vậy phải bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 phải hạn chế trứng.
Trứng chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe và vẻ đẹp nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa – 2 “thủ phạm” gây kích thích tiểu đường tuýp 2 nhất.
Người vừa ốm dậy
Khi vừa ốm dậy, người bệnh sức đề kháng yếu không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng. Vì trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng.
Người bị sốt
Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt lượng “siêu hạng”.
Những người bị sốt (nhất là trẻ em) ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
Những người mắc bệnh thận
Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.
Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.
Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp khi ăn nhiều trứng có thể gây xơ vữa động mạch thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống kết hợp với tổn thương thận và dẫn đến suy thận mạn tính.
Người mắc bệnh nhân viêm gan
Thành phần cholesterol và các axit béo có trong lòng đỏ trứng gà sẽ càng làm tăng gánh nặng cho gan, gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi gan. Do vậy, khi ăn trứng, bệnh nhân viêm gan không nên ăn phần lòng đỏ.