Mexico phát hiện ngà voi 10.000 năm trước Công nguyên

  •  
  • 933

Viện Nhân chủng và lịch sử quốc gia Mexico (INAH) cho biết một nhóm chuyên gia khảo cổ đã phát hiện một ngà voi ma mút dài gần 3m, trên 10.000 năm trước Công nguyên, được chôn cùng với nhiều vật dụng bằng gốm tại huyện Mepetec, bang Mexico.

Phóng viên tại Mexico dẫn đánh giá ban đầu của nhóm chuyên gia cho biết chiếc ngà voi cùng một số vật dụng vừa được khai quật nói trên là vật lễ Thần mà người dân bản địa thuộc nền văn hóa Olmeca tiến hành trong khoảng thời gian từ 1.000 đến 400 năm trước Công nguyên.

Mexico phát hiện ngà voi 10.000 năm trước Công nguyên
Ảnh: scratch-radio.com

Tuy nhiên, địa điểm phát hiện ra hiện vật này thuộc vùng đất cao so với vùng thung lũng, không phải là môi trường sinh sống của loài voi ma mút.

Do đó, các nhà khảo cổ cho rằng người dân bản địa đã mang ngà voi ma mút từ vùng đất thấp trong thung lũng xưa kia mà ngày nay là vùng đô thị Mexico ngày nay để làm nghi lễ trước khi tiến hành một công việc trọng đại nào đó theo tục lệ cũ.

Phát biểu trước báo giới tại Mexico City ngày 15/7, nhà khảo cổ Paz Granados khẳng định những vật dụng vừa khai quật là một bằng chứng cho thấy từ xa xưa nền văn hóa Olmenca đã có sự trao đổi, tiếp xúc với các nền văn hóa khác và chiếc ngà voi ma mút là một mặt hàng được sử dụng cho quá trình này.

Olmec là nền văn minh lớn đầu tiên của Mexico. Người Olmeca sống trong các vùng nhiệt đới đất thấp ở Nam Mexico, trong các khu vực lãnh thổ ngày nay thuộc về các bang Veracrus và Tabasco.

Nền văn hóa Olmec đã đạt trình độ phát triển cao ở toàn bộ khu vực mà ngày nay ta gọi là Trung Mỹ.

Nền văn minh này thiết lập nhiều nguyên tắc triết lý và hạ tầng cơ sở vật chất cho các nền văn hóa sau này tại khu vực Trung Mỹ.

Theo TTXVN/Vietnam+
  • 933