Một trong những khám phá quan trọng nhất của thiên văn học suýt bị bỏ qua vì nhà nghiên cứu là phụ nữ

  •  
  • 460

Trong một thời gian dài, nhiều nhà khoa học đã hiểu sai về thành phần của Mặt trời, cho đến khi một nghiên cứu sinh 25 tuổi viết luận án tiến sĩ và chứng minh được rằng Mặt trời và các ngôi sao khác chủ yếu được cấu tạo từ heli và hydro.

Nghiên cứu sinh có phát hiện đột phá này là Cecilia Payne- Gaposchkin. Tuy nhiên, chỉ một số ít người biết rằng cô ấy chịu trách nhiệm cho khám phá quan trọng này, bởi vì khái niệm bình đẳng giới không tồn tại vào thời điểm đó.


Được mệnh danh là nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử, song vì sự phân biệt giới tính, danh tính và những đóng góp của bà ít được ghi nhận

Jeremy Knowles, chủ nhiệm Khoa Nghệ thuật và Khoa học Harvard, cho biết vào năm 2002:

"Người phụ nữ khám phá ra cấu tạo của vũ trụ đã không được trao thêm bất kỳ danh hiệu nào kể từ khi bà qua đời vào năm 1979.

Mọi học sinh đều biết Newton khám phá ra định luật hấp dẫn, Darwin khám phá ra thuyết tiến hóa, Einstein tạo ra thuyết tương đối. Nhưng khi nói đến thành phần của vũ trụ, sách giáo khoa chỉ đơn giản nói rằng nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ là hydro, và không ai thắc mắc làm thế nào chúng ta biết được điều đó trong danh mục khóa học; người phụ nữ ấy cũng không có tư cách cố vấn cho nghiên cứu sinh của khoa thiên văn học; cô ấy không có thời gian nghỉ hè, và đồng lương ít ỏi của cô ấy chỉ là những "thiết bị" nghiên cứu, điều này ám chỉ rằng người phụ nữ ấy không được thừa nhận tại khoa. Nhưng cô ấy vẫn kiên trì và phát triển sự nghiệp của mình".

Cecilia Payne-Gaposchkin sinh ra ở Wendor, Anh vào năm 1900. Cecilia Payne- Gaposchkin ban đầu có tên là Cecilia Helena Payne và đổi tên sau khi kết hôn với Sergi Gaposchkin.

Đến năm 12 tuổi, Cecily đã học tiếng Pháp và tiếng Đức, hiểu biết cơ bản về tiếng Latinh và hiểu tường tận về số học.

Từ khi còn rất nhỏ, cô ấy đã mơ ước trở thành một nhà khoa học và đã làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình.


Trong một thời gian dài, nhiều nhà khoa học đã sai lầm về cấu tạo của Mặt trời cho tới khi luận án tiến sĩ xuất sắc của một nữ nghiên cứu sinh 25 tuổi đã chứng minh rằng Mặt trời và các ngôi sao khác được cấu thành chủ yếu từ heli và hydro.

Năm 1919, bà được trao Học bổng Khoa học Tự nhiên cho Đại học Newnham, Cambridge. Mặc dù Cecilia đã hoàn thành xuất sắc việc học của mình nhưng bà không được cấp bằng vì Đại học Cambridge không cấp bằng cho phụ nữ cho đến năm 1948.

Cecilia nhận ra rằng có rất ít cơ hội dành cho phụ nữ trong ngành khoa học tại Anh và lựa chọn duy nhất lúc đó là trở thành một giáo viên. Tuy nhiên, sau khi được giới thiệu với Harlow Shapley, giám đốc Đài thiên văn Đại học Harvard, bà quyết định theo đuổi sự nghiệp khoa học thiên văn và chuyển đến Hoa Kỳ.

Giảng viên cũ của bà, Arthur Eddington, đã viết: "Cô ấy có kiến thức rộng về khoa học vật lý, bao gồm cả thiên văn học, đồng thời mang đến nguồn năng lượng và sự nhiệt tình vô giá cho công việc của mình. Tôi tin rằng cô ấy là mẫu người sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho thiên văn học".


Từ nhỏ, bà đã mơ ước trở thành một nhà khoa học.

Năm 1923, bà trở thành nghiên cứu sinh Quốc gia tại Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts. Từ năm 1925 đến năm 1927, Cecilia được bổ nhiệm làm trợ lý kỹ thuật của Harlow Shapley, nhưng mức lương khi đó rất thấp, không tương xứng với chuyên môn và thành tích của Cecilia, tuy nhiên, ít nhất Cecilia cũng có thể có một nơi để ở, cũng như có thể tiếp tục nghiên cứu của mình.

Năm 1925, Cecilia xuất bản bào báo liên quan đến luận án của mình. Nhà thiên văn học Otto Struve thời điểm đó cho rằng luận án này là "đáng chú ý nhất trong tất cả các luận án tiến sĩ về thiên văn học". 

Luận án tiến sĩ xuất sắc của Cecilia cho rằng các ngôi sao được cấu thành chủ yếu từ heli và hydro, tuy nhiên khẳng định này đã bị nghi ngờ.

Khi luận án tiến sĩ của Cecilia đang được xem xét. Nhà thiên văn học Henry Norris Russell đã thuyết phục Cecilia không nên trình bày luận án của mình, mà hãy xuất bản nó vào năm 1930 dưới tên ông. Nghiên cứu dài 200 trang của bà bị lờ đi và bị cướp công.


Bà từng bị ngăn cản công bố phát hiện về hiệu ứng Stark trong quang phổ của những ngôi sao nóng nhất cũng như những phát hiện về lực hút giữa các vì sao. Những phát hiện này sau đó cũng được tìm ra và ghi tên cho các nhà khoa học khác.

Đáng buồn thay, đây không phải là lần duy nhất bà không muốn công bố những phát hiện của mình.

Hiệu ứng Stark được phát hiện trong quang phổ của những ngôi sao nóng nhất, nhưng cả Russell và Shapley đều nghi ngờ và không muốn Cecilia công bố điều đó. Cecilia cũng bị ngăn cản xuất bản các bài báo về những phát hiện của bà về lực hút giữa các vì sao.

Nhưng cả hai phát hiện đã được công bố bởi những người khác nhiều năm sau đó.

Cuối cùng, nhiều năm sau đó, Cecilia đã được đề nghị một vị trí phù hợp hơn với những đóng góp của bà.

Cecilia được trao danh hiệu Nhà thiên văn học năm 1938; mãi đến năm 1956, bà mới trở thành nữ giáo sư đầu tiên tại Đại học Harvard, người phụ nữ đầu tiên làm được điều này. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức chủ tịch Khoa Thiên văn học tại Đại học Harvard vào năm 1956.

Bà nghỉ hưu năm 1965 và trở thành giáo sư danh dự tại Đại học Harvard vào năm sau. Cecilia đã không ngừng làm việc sau khi nghỉ hưu, bà làm việc tại Đài thiên văn Smithsonian từ năm 1967 cho đến khi qua đời vào năm 1979.

Bất chấp sự phân biệt giới tính mà bà phải đối mặt,  Cecilia vẫn kiên trì và mở đường cho những phụ nữ khác theo đuổi sự nghiệp khoa học. Ngày nay, bà được công nhận là nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử.

Khi nhận Giải thưởng Henry Norris Russell của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ, Cecilia đã nói về niềm đam mê nghiên cứu suốt đời của mình: "Phần thưởng phấn khích nhất về mặt cảm xúc đối với một nhà khoa học trẻ là trở thành người đầu tiên trong lịch sử chứng kiến hoặc tìm ra điều gì đó".

Cập nhật: 31/07/2023 PNVN
  • 460