Mỹ nhân xưa "cuồng" tô đỏ môi để mê hoặc nam nhân: Đâu ai ngờ, thứ đó cực độc!

  •  
  • 410

Thứ màu đỏ này là gì?

Đó chính là thủy ngân và các hợp chất của nó.

Vào thời cổ đại, thủy ngân được dùng để bảo quản xác chết. Khi nhận thấy xác chết có thể được bảo quản trong thời gian dài hơn dưới sự bảo vệ của thủy ngân, người xưa tin rằng thủy ngân có thể duy trì các đặc tính quan trọng của cơ thể người sống và có thể giúp con người sống lâu hơn, thọ hơn, thậm chí là bất tử.

Ngày nay, khi khoa học phát triển, chúng ta mới biết thủy ngân rất độc (trong đó, hợp chất độc nhất của thủy ngân là metyl thủy ngân. Giọt nhỏ dính vào da có thể gây tử vong), nhưng thời xa xưa, nó là thứ rất thu hút mọi người. 

Vào thời cổ đại, thủy ngân được sử dụng trong y học và bột phấn hồng, "son môi". Những mỹ nhân đài các xưa kia mà được thủy ngân tô thắm cho đôi môi mọng đều trở nên mê hoặc và có thể chinh phục nhiều trái tim của nam nhân. Họ không biết rằng, thứ bột đỏ mê hoặc đó chứa đầy độc!

Ngoài ra, thủy ngân vô số công dụng khác như nhuộm màu, phong thuỷ, xua đuổi tà ma... Một số người thậm chí còn dựa vào nó để tinh chế thuốc trường sinh, đặc biệt là các hoàng đế của các triều đại, dù biết đó là thuốc có độc tính cao nhưng họ vẫn phát cuồng vì nó.

Thủy ngân làm thuốc 

Thủy ngân chủ yếu được chiết xuất từ chu sa, tức là thủy ngân sulfua (HgS) - chứa hàm lượng thủy ngân 86,2%, có màu đỏ và thường được dùng để pha màu. Sau này người ta phát hiện ra rằng nó có thể dùng để chiết thủy ngân. Chu sa không phải là hiếm ở Trung Quốc thời bấy giờ.

Thủy ngân được sử dụng rộng rãi ngay từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Hơn nữa, phương pháp luyện thủy ngân lúc bấy giờ đã được đặc biệt ghi lại, cụ thể là trong "Bổn thảo đồ kinh". 

Thủy ngân
Vào thời cổ đại, thủy ngân thường được sử dụng trong sản xuất thuốc. 

Trong cuốn sách lụa được khai quật từ lăng mộ Hán Mã Vương Đôi, người ta đã viết về thủy ngân và công dụng của nó. Có lẽ vì quý trọng thứ kim loại đặc biệt này mà người xưa tin rằng chỉ cần có bệnh nan y thì có thể chữa khỏi bằng thủy ngân. Ví dụ như bệnh trĩ, bạch biến, mùi hôi cơ thể và các bệnh khó chữa, phức tạp khác.

Không những vậy, thủy ngân còn được coi là “thuốc tránh thai”. Vào thời xa xưa, các cô gái ở nhà thổ thường uống thủy ngân (pha loãng). Thứ nhất là để rút ngắn thời gian kinh nguyệt, thứ hai là để tránh mang thai. Ngay cả khi một cô gái đang mang thai, người ta quan niệm uống thủy ngân có thể khiến cô ấy bị sẩy thai nhanh chóng. 

Thuật giả kim thủy ngân

Thuật giả kim ở Trung Quốc bắt đầu từ thời Chiến Quốc và cũng được phát triển dựa trên sự phát triển của công nghệ luyện đồng và luyện sắt. 

Vào thời điểm đó, một số thầy phù thủy cho rằng vì họ có thể nấu chảy kim loại nên họ cũng có thể điều chế ra một loại thuốc giúp con người trở nên bất tử bằng việc cho thủy ngân cùng các loại thảo dược khác vào trong vạc, sau đó rèn ra "Thuốc tiên".

Vào thời đó, người ta tin rằng “hình bổ túc cho hình” và ăn thực phẩm không bao giờ phân hủy có thể kéo dài tuổi thọ. Vì vậy có người sẽ chiết xuất tinh chất từ vàng, bạc, ngọc trai và ngọc bích để bán với giá cắt cổ. 

Vì thế mới có quan niệm “Ai phụng vàng thì sống lâu như vàng, ai phụng ngọc thì sống lâu như ngọc”

Thời đó, một số người đã tinh chế được "chất lỏng vàng" thông qua việc nấu chảy như vậy và người ta nói rằng nó có thể khiến con người trở nên bất tử. Từ đó, thuật giả kim phát triển rộng rãi.

Trong mắt người thời đó, thủy ngân không dễ phân hủy và có ý nghĩa “bất tử”. Vì vậy, việc tinh chế thuốc tiên bằng thủy ngân có thể mang lại cho người uống chúng khả năng "sống mãi", vòng tuần hoàn sẽ tiếp tục và cuối cùng dẫn đến sự bất tử.

Điên cuồng vì "đan"

Chu sa, còn gọi là đan sa (đều gọi tắt là đan (丹) - đỏ), đã tạo ra hàng loạt bi kịch cho các vị hoàng đế thời cổ đại Trung Quốc.

Sau khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, khát vọng thống trị của ông mạnh mẽ chưa từng có. Vì muốn ngồi trên ngai vàng mãi mãi nên ông đã chiêu mộ nhiều anh tài để tìm kiếm phương pháp trường sinh. 

Vào năm 219 trước Công nguyên, có người báo rằng có ba ngọn núi linh thiêng chứa thuốc trường sinh bất tử. Vì vậy Tần Thủy Hoàng đã sai người đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng đến khi băng hà, ông vẫn chưa được một lần tận mắt nhìn/sử dụng phương thuốc trường sinh đó. 

Đổi lại, người muốn nắm ngai vàng ngàn năm lại ra đi ở tuổi 49.

Lò luyện đan
Trong mắt người thời đó, thủy ngân không dễ phân hủy và có ý nghĩa “bất tử”.

Vị vua đầu tiên bị ám ảnh bởi thuật giả kim phải là Lưu An - Quốc vương chư hầu thứ tư của nước Hoài Nam thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông từng triệu tập hàng nghìn người thực hiện các kỹ thuật giả kim nhằm tìm ra công thức bí mật. 

Dưới thời Hoàng đế Hán Cảnh, thuật giả kim đã trở nên rất phổ biến. Vương Mãng của nhà Tây Hán cũng rất quan tâm đến thuật giả kim và tu luyện. Trương Đạo Lăng, người sáng lập ra giáo phái Ngũ Đấu Mễ Đạo cùng Chính Nhất Đạo trong Đạo giáo, cũng liên tục sưu tầm các phương pháp bí mật của thuật giả kim. Bản thân ông cũng có rất nhiều hiểu biết về thuật giả kim.

Vào cuối thời Đông Hán, Đạo giáo trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nhiều phương pháp chữa bệnh viển vông xuất hiện: Khí công chữa bệnh, bùa chú xua đuổi tà ma, thuốc trường sinh kéo dài tuổi thọ... Vào thời điểm này, thuật giả kim đã được áp dụng rộng rãi.

Nhưng đến thời nhà Đường, “Thời đại luyện đan” mới thực sự bùng nổ. Đây cũng là triều đại có nhiều hoàng đế chết vì "thuốc tiên" nhất. Không quá lời khi nói rằng hầu hết mọi vị hoàng đế đều thích chế tạo thuật giả kim.

Cả Đường Cao Tông và Đường Minh Hoàng của nhà Đường đều đích thân tuyển chọn những người lạ có thể chế tạo thuốc tiên và để họ nấu chảy thuốc tiên trong cung điện.

Thật không may, sáu vị hoàng đế của cuối thời nhà Đường đều chết vì ngộ độc do uống thuốc tiên. Điều này cho thấy những vị hoàng đế này đã điên cuồng như thế nào khi theo đuổi sự bất tử. Ngay cả khi những loại thuốc tiên này có chứa kim loại nặng có độc tính cao như thủy ngân, họ vẫn sử dụng.

Suy cho cùng, bản thân thủy ngân không có sức cám dỗ. Điều cám dỗ chính là thứ mà thủy được cho là mang lại sự bất tử. Những vị hoàng đế "điên cuồng" vì thủy ngân vì họ nghĩ nó thực sự mang lại bất tử. 

Hán Vũ Đế sau 20 năm chật vật tìm kiếm thuốc trường sinh, cuối cùng đã từ bỏ tiên dược và chọn cách ăn uống điều độ, sống vui khỏe và thọ 69 tuổi. 

Vì vậy, không có thuốc trường thọ, mọi thứ chỉ xuất phát từ ham muốn của bản thân mà thôi.

Cập nhật: 26/04/2024 ĐSPL
  • 410