Nga hé lộ dự án máy bay ném bom nguyên tử từ ngoài vũ trụ

  •  
  • 6.616

Người ta nói ai kiểm soát vũ trụ thì kiểm soát thế giới – và người Nga chắc chắn đang cố hết sức để làm điều đó.

Nga đang thiết kế một máy bay phản lực dạng tên lửa có thể tấn công các mục tiêu từ vũ trụ với tên lửa hạt nhân. Với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh, máy bay sẽ đến bất kì điểm nào trên Trái Đất chỉ trong chưa đến 2 giờ. Là máy bay thế hệ đầu tiên loại này, nó có khả năng thả đầu đạn hạt nhân từ vũ trụ.

Một động cơ vận hành được sẽ hoàn thành vào năm 2020, theo Đại tá Alexei Solodovnikov, người đang thực hiện dự án. Ông cho hay: "Đây sẽ là một báy bay chiến lược. Nó sẽ bay vào không gian vũ trụ để tấn công bằng bom hạt nhân và trở về sân bay".

Động cơ thử nghiệm cho máy bay PAK-DA dự tính sẽ được trưng bày tại Diễn Đàn Công nghệ Quân sự 2016 vào tháng 9 gần Moscow.

Đại tá Tổng tư lệnh Sergei Karrakeyev, chỉ huy Bộ chiến lược tên lửa Nga, xác nhận rằng động cơ cho máy bay đã được lắp ráp và thử nghiệm thành công. Ông cho biết: "Một động cơ cho máy bay vũ trụ đầy tiềm năng đã được phát triển tại Viện hàn lâm Tên lửa Chiến lược. Khả năng hoạt động của động cơ đã được xác nhận".

"Ý tưởng là một chiếc máy bay đánh bom có thể cất cánh từ sân bay thông thường và giám sát không phận Nga. Khi nhận lệnh nó sẽ bay ra vũ trụ và tấn công mục tiêu với tên lửa hạt nhân rồi trở về căn cứ". Ông Solodovikov bổ sung: "Nó sẽ có khả năng tăng tốc tới vận tốc âm thanh ở chế độ tên lửa".

Một mẫu thử nghiệm của máy bay đánh bom thế hệ mới của Nga đang được thử nghiệm trong đường hầm gió.
Một mẫu thử nghiệm của máy bay đánh bom thế hệ mới của Nga đang được thử nghiệm trong đường hầm gió.

Theo Viện hàn lâm Tên lửa chiến lược, động cơ sẽ vận hành ở hai chế độ, một chế độ sử dụng năng lượng dầu hoả cho việc bay thông thường và một chế độ dùng khí metan và oxy để bay vào vũ trụ.

Công ty đến từ Anh Reaction Engines nói rằng động cơ siêu âm của họ sẽ hoàn thiện vào năm 2020. Cục Vũ trụ Chaia Âu đã đầu tư hơn 7,5 triệu bảng Anh cho sự phát triển của động cơ SABRE, có thể cho phép máy bay bay tới bất kì đâu trong vòng 4 giờ. Các quan chức Mỹ vẫn chưa tiết lộ liệu máy bay đánh bom thế hệ tiếp có thể bay siêu âm hay không, nhưng Không quân Mỹ trả lời vào năm 2007 rằng máy bay của họ sẽ không vượt mức siêu âm để tiết kiệm chi phí.

Để bay ở tốc độ siêu âm Mach 5 nghĩa máy bay này sẽ có tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh, khoảng 6.180km/h hay nhanh hơn. Bên cạnh đó, chương trình máy bay của Anh sát với của Nga nhất đang được phát triển bởi BAE Systems - Máy bay Tarans trị giá 200 triệu bảng Anh. Đây sẽ là máy bay tối tân nhất được thiết kế bởi các kĩ sư Anh.

Được kì vọng là tiền đề cho các tiểu đội máy bay tàng hình không người lái có thể tấn công sâu trong lãnh thổ địch mà vẫn tránh được các phương pháp phòng thủ phức tạp. Một nguồn tin từ RAF cho hay "RAF có một chương trình tương lai gọi là Taranis, là một máy bay không người lái tàng hình giống về khả năng nhưng không thể bay trong vũ trụ".

Máy bay nhanh nhất của Anh hiện nay là Eurofighter Typhoon, có tốc độ tối đa Mach 2, hay 2.494 km/h. Nguồn tin RAF cũng cho biết rằng: "Nếu nói về khả năng của máy bay Mỹ so với Nga, bất kì điều gì điên rồ nhất bạn có thể mơ tưởng, Mỹ đã phát triển hơn nhiều. Nếu Nga đang phát triển nó thì ở Mỹ đã có trước cả thập kỉ".

Cục Vũ trụ Châu Âu đã đầu tư 11 tỉ USD cho phát triển của một loại động cơ mới có thể một ngày giúp máy bay bay tới bất kì đâu dưới 4 tiếng.
Cục Vũ trụ Châu Âu đã đầu tư 11 tỉ USD cho phát triển của một loại động cơ mới có thể một ngày giúp máy bay bay tới bất kì đâu dưới 4 tiếng.

Sau lần phóng Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, từ tàu USSR năm 1957, thượng nghĩ sĩ Mỹ Lyndon Johnson đã cảnh báo: "Kẻ nào kiểm soát vũ trụ kiểm soát thế giới". Năm 1983 tổng thống Ronald Regan đề xuất ý tưởng về Khởi điểm Chiến lược Phòng Thủ có tầm vũ trụ".

Kế hoạch sử dụng lá chắn tên lửa bằng vệ tinh này có thể vô hiệu hoá ngay lập tức mọi đầu đạt hạt nhân, và được gọi tên là kế hoạch Star Wars. Nó đã được đưa vào thực hiện ngay sau bài nói truyền cảm của ông về những lợi thế hạt nhân mà Nga đang có đươc. Mặc dù vậy, công nghệ mà dự án đòi hỏi quá phức tạp và cần nhiều nghiên cứu nên đã bị hủy hoặc giảm thiểu.

Cập nhật: 19/07/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 6.616